Bọ đen tấn công dày đặc nhà các hộ dân xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước - Ảnh: B.L
Kiến ba khoang tấn công người dân tại nhiều chung cư Hà Nội
Kiến ba khoang lại tấn công người
7 loại tinh dầu giúp đuổi côn trùng hiệu quả
Côn trùng chui vào tai phải làm sao?
“Hàng ngày tôi phải mất mấy lần quét bọ đem đốt, nếu mang cân mỗi lần chắc cỡ cả tạ. Cực nhất là vào các bữa ăn, hễ gặp mưa bọ rơi tứ tung, rơi cả vào chén cơm, có khi ăn nhầm cả bọ đen. Con cái cũng đã mang gửi nhờ nhà người thân bởi không sống chung nổi với bọ đen” - ông Trần Xuân Ngọc ở thôn 3, một trong những hộ bị bọ đen tấn công nặng nhất nói.
Theo ông Ngọc, ông đã dùng nhiều loại thuốc phun xịt nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Hiện ông đang phải di dời căn nhà đến nơi khác trong khuôn viên của gia đình cất dựng với mong muốn không bị bọ đen làm phiền.
Ăn không ngon, ngủ không yên vì bọ
Theo ghi nhận, đã có hơn 50 hộ dân thuộc thôn 3, xã Hưng Phước bị bọ đen tấn công.
Loại côn trùng này tuy không gây hại đến mùa màng, vật nuôi, cây trồng nhưng bay vào trú ngụ thành lớp đen dày đặc khắp nơi trong nhà như: Trần nhà, tường nhà, cột nhà, khe hở của ván hoặc rơi vãi khắp xuống nền nhà và các vật dụng trong nhà.
Loài bọ này không cắn người nhưng lại tiết ra mùi hôi rất khó chịu, khiến người dân ăn không ngon, ngủ không yên, đặc biệt nếu để da tiếp xúc với chất dịch của bọ đen sẽ làm da ửng đỏ khó chịu.
Theo các hộ dân cùng cảnh ngộ, hiện tượng bọ đen xuất hiện đã 4, 5 năm qua nhưng năm nay là nặng nề nhất.
Hiện nay người dân chỉ đối phó để loại bỏ loại côn trùng này bằng các phương pháp thủ công, phổ biến là quét dọn rồi mang đốt hoặc chôn lấp, chứ chưa có thuốc đặc trị.
Cũng theo các hộ dân, một số trẻ em bị bọ đen chui vào tai và phải đến cơ sở y tế nhờ can thiệp, mặt khác một số người có da mẫn cảm cũng đã bị dị ứng khi tiếp xúc với bọ đen.
Chủ tịch UBND xã Hưng Phước Nguyễn Hữu Duệ, cho biết trước tình trạng các hộ dân bị bọ đen quấy nhiễu, lãnh đạo xã đã kiến nghị lên huyện và các cơ quan chức năng có biện pháp diệt trừ loại côn trùng này.
Ngày 1-6, trao đổi với ông Hà Anh Dũng - Bí thư Huyện ủy Bù Đốp, ông cho biết lãnh đạo huyện cùng các cơ quan chức năng trong huyện đã xuống kiểm tra thực tế tình hình ở các hộ dân.
Theo ghi nhận, cách nay từ nhiều năm, cứ vào mùa mưa tại địa phương này lại có hiện tượng bọ đen, tuy nhiên tình hình năm nay nặng nề hơn những năm trước đây.
“Người dân cũng đã sử dụng nhiều loại thuốc để diệt bọ nhưng dường như thuốc bị lờn, không tác dụng. Hiện chúng tôi cũng khuyến cáo bà con không nên sử dụng các loại thuốc, hóa chất để diệt trừ bọ đen để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường” - ông Dũng nói.
Bọ đen tấn công dày đặc nhà các hộ dân xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước - Ảnh: B.L |
Thử nghiệm loại thuốc diệt bọ tự nhiên
Theo tìm hiểu, bọ đen là loài côn trùng cánh cứng, di chuyển nhanh, có hình dáng giống hạt đậu đen.
Loài bọ có tên khoa học là Mesomorphus villiger, thuộc bộ Coleoptera, họ Tenebrionidae. Bọ đen sống trong đất ở những nơi có nườn cao su, rừng, cây ăn trái nhưng không gây hại cho các loài thực vật.
Loài này thường xuất hiện vào đầu mùa mưa ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ - những vùng có diện tích lớn về cao su, cây ăn trái. Bọ đen có tính hướng sáng nên thường bay vào nhà với mật độ cao, có mùi hôi nên gây khó chịu cho con người.
Trong khi đó, theo tiến sỹ Hồ Sơn Lâm - viện trưởng Viện Khoa học vật liệu ứng dụng - Viện Khoa học công nghệ Việt Nam, hiện ông và các cộng sự đang thử nghiệm một loại thuốc để diệt trừ bọ đen bằng các hoạt chất tự nhiên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Tác dụng của loại thuốc này là sau khi xịt sẽ loại bỏ được mùi hôi tiết ra từ bọ đen, những nơi đã phun xịt bọ sẽ không dám đến, còn bọ bị xịt thuốc sẽ tê liệt thần kinh và chết sau khoảng 30 phút “dính” thuốc.
Bình luận của bạn