Khi côn trùng chui vào tai, cần đến bác sỹ chuyên khoa để lấy côn trùng ra
Sùi bọt mép, bất tỉnh vì bị côn trùng cắn
Thuốc chữa sẩn ngứa do côn trùng đốt
'Gấu bông oải hương' chứa côn trùng gây hại
Chống muỗi và côn trùng trong mùa hè
BS. Nguyễn Thành Nam - Bệnh viện Tai Mũi - Họng - Trung ương, cho biết:
Chào bạn! Côn trùng thường chui vào trong tai khi bạn đang ngủ. Triệu chứng thường gặp khi bị côn trùng chui vào tai là đột ngột bị đau dữ dội một bên tai (trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai). Khi côn trùng bò trong ống tai, người bệnh chỉ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Lúc côn trùng đi sâu vào tai, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn. Mức độ đau khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của tai.
Khi gặp côn trùng chui vào tai, bạn cần bình tĩnh, nhỏ oxy già hoặc nước ấm vào tai ngay khi côn trùng chui vào, sau đó nằm nghiêng để cho nước chảy ra. Sau khi nhỏ oxy già hoặc nước ấm, nếu côn trùng chưa chui ra, thì dùng đèn rọi vào tai, nếu thấy côn trùng ở gần phía ngoài tai thì dùng kẹp y tế gắp ra. Sau khi áp dụng những cách sơ cứu trên mà vẫn không lấy được côn trùng ra thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp tránh những tổn thương nặng nề hơn.
Nếu côn trùng không được gắp ra khỏi tai thì có thể để lại nhiều di chứng và biến chứng nguy hiểm như: Sốt do nhiễm trùng, viêm tai giữa cấp, thủng màng nhĩ, giảm thính lực hoặc điếc tai. Nếu côn trùng đã chết trong tai, bác sỹ sẽ lấy ra bằng những dụng cụ chuyên khoa như kẹp, móc... Nếu côn trùng còn sống, bác sỹ sẽ làm côn trùng chết nhanh bằng các loại thuốc như thuốc tê, nước oxy già, các thuốc nhỏ tai như otipax, polydexa... Sau khi lấy côn trùng ra khỏi tai, cần rửa sạch tai và nhỏ thuốc để tránh nhiễm trùng.
Nếu sau khi lấy được côn trùng ra, những ngày tiếp theo người bệnh vẫn thấy tai khó chịu, ù, đau rát thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn