Vì sao cơ thể mệt mỏi, đau đầu khi gặp thời tiết "nắng mới"?

Nhiệt độ môi trường cực đoan có thể làm rối loạn thân nhiệt - ảnh minh họa

Xử lý nhanh dị ứng lúc giao mùa bằng thực phẩm, gia vị và thực phẩm chức năng

Năm 2017 tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan

Những bệnh bạn nên cẩn thận khi thời tiết nồm ẩm kéo dài

Đau nhức ngón tay khi thay đổi thời tiết là mắc bệnh gì?

Tình trạng mệt mỏi trong điều kiện thời tiết "nắng mới" đã bị chi phối bởi nguyên lý chung là: Độ ẩm càng cao thì nhiệt độ càng cao.

Tức là nếu nhiệt độ ngoài trời là 35 độ C thì cơ thể sẽ cảm thấy đúng như vậy nếu độ ẩm là 30%. Nhưng nếu độ ẩm lên 65% thì 35°C sẽ như thể 47°C vậy. Điều này tương tự như những gì cơ thể cảm nhận trong những tháng mùa đông có kèm “gió lạnh” bởi tốc độ gió sẽ làm cơ thể cảm thấy lạnh hơn so với nhiệt độ thực tế.


Nhưng tại sao độ ẩm trong những ngày ấm áp lại làm chúng ta cảm thấy nóng hơn? Để hiểu điều này, cần hiểu cơ chế làm mát của cơ thể.

Khả năng tự làm mát của cơ thể

Dù thế nào, trước thiên nhiên, con người cũng chỉ là một sinh vật mong manh. Bởi chỉ cần cơ thể giảm khoảng 5 độ C là đã đủ để gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng như hạ thân nhiệt. Cao hơn 5 độ cũng vậy với chứng bệnh gọi là sốt. Vì vậy, ở cả 2 cực, khi nhiệt độ lệch so với chuẩn 36,6 độ C đều sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe.

Khi nhiệt độ môi trường tiệm cận với thân nhiệt (khoảng 36,6°C), cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt những thay đổi để làm mát chính nó. Mồ hôi túa ra, nhịp tim tăng lên, tuần hoàn và hô hấp chậm lại là những biện pháp cơ thể “triển khai” để làm mát và giảm nhiệt. Mồ hôi, một trong những cơ chế làm mát chính của cơ thể, chỉ làm mát nếu thân nhiệt tăng nghiêm trọng, thể hiện qua mồ hôi xuất tiết qua da và bay hơi.

Da cũng là nơi hơi ẩm xâm nhập. Độ ẩm tương đối sẽ quyết định tốc độ nước bốc hơi qua da. Khi độ ẩm không khí cao (tổng độ ẩm so với nhiệt độ môi trường) kèm nhiệt độ môi trường cao (nóng ẩm) thì rất khó để mồ hôi thoát khỏi da. Kết quả là mồ hôi cứ túa ra nhưng thay vì thấy nhẹ nhõm, chúng ta lại cảm thấy nóng bức và dấp dính.

Do đổ mồ hôi không thực hiện được chức năng làm mát nên cơ thể sẽ sử dụng những biện pháp dự phòng khác để hạ thân nhiệt.

Sự nguy hiểm của độ ẩm cao

Khi mồ hôi không có tác dụng, cơ thể tiếp tục tăng nhiệt, sẽ gây ra tình trạng mất nước, muối và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Quá nóng còn dẫn tới mất cân bằng nước và khoáng chất trong cơ thể.

“Sự mất nước sẽ làm giảm tiết mồ hôi và cô đặc máu, làm tăng áp lực lên dòng máu, khiến nhịp tim và huyết áp tăng.

Máu sẽ tập trung ở bề mặt cơ thể, ít đến cơ, não và các cơ quan khác trong cơ thể. Sức khỏe thể lực giảm và mệt mỏi xuất hiện nhanh chóng hơn bình thường.

Các vấn đề về tâm thần như sự tỉnh táo cũng bị ảnh hưởng”.

Những tác động này sẽ ngày càng rõ ràng hơn, nguy hiểm hơn và phụ thuộc vào tuổi cũng như thể lực chung của từng người.

Người trẻ thường không biết rằng việc vận động hay tập luyện trong thời tiết nóng ẩm cũng rất nhiều nguy cơ:

Chuột rút do nóng: Luyện tập trong thời tiết nóng bức sẽ gây chuột rút, đặc biệt ở chân, bởi sự mất cân bằng muối ngắn trong cơ thể. Chuột rút (vọp bẻ) cũng ít gặp hơn khi cơ thể người được làm nóng trước.

Ngất xỉu: Bất kỳ ai không từng tập dưới cái nóng cũng sẽ nhanh chóng bị hạ huyết áp đến mức ngất xỉu. Nhưng cũng như chứng chuột rút, việc cứu chữa rất dễ dàng.

Kiệt sức do nóng: Mất nước và muối hoặc sự thay thế không cân bằng có thể dẫn tới chóng mặt và yếu mệt. Thân nhiệt có thể tăng nhưng không được trên 38,8 độ C. Đối với 1 số người, đặc biệt là người già sẽ cần phải nhập viện.

Kiệt sức do nóng có thể xuất hiện 1 vài ngày sau khi bắt đầu đợt nắng nóng kéo dài. Cách bảo vệ cơ thể tốt nhất, đơn giản nhất là uống nhiều nước. Đừng uống các viên muối mà không có sự tư vấn của bác sỹ.

Say nắng: Trong một số trường hợp, nhiệt độ môi trường cực đoan có thể làm rối loạn thân nhiệt, khiến thân nhiệt tăng tới 40,5 độ C hay cao hơn với các triệu chứng điển hình như lơ mơ, rối loạn tri giác và bất tỉnh.

Do đó, ngay khi nghi ngờ ai đó bị say nắng thì cần có sự chăm sóc y tế ngay lập tức bởi nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Để tránh xa cái nóng, không chỉ quan tâm tới nhiệt độ môi trường quanh mình mà còn là phải uống thật nhiều nước – điều này thật dễ dàng – và hãy giảm hoạt động và làm mát cơ thể khi thấy các dấu hiệu mệt mỏi, đau đầu hoặc bức bối.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội