5 cách giúp bạn đối phó với tình trạng chuột rút
Phải làm sao khi bị đau âm ỉ, dai dẳng do ngã và chuột rút?
Mẹ bầu cần làm gì khi bị chuột rút trong thai kỳ?
Chuột rút khi mang thai phải làm sao?
6 nguyên nhân bất ngờ có thể gây chuột rút
Không tập thể dục quá sức
Khi thực hiện các bài tập thể dục, bạn sẽ đổ mồ hôi và cơ bắp phải hoạt động rất nhiều. Vì vậy, nếu đang dồn quá nhiều sức cho các bài tập thì bạn nên giảm xuống. Việc tập thể dục quá sức có thể gây áp lực lên cơ bắp của bạn và gây ra tình trạng chuột rút.
Uống nhiều nước
Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng chuột rút ngón chân. Vì thế, hãy uống nhiều nước trong suốt cả ngày (khoảng 2 lít nước/ngày) và bổ sung chất điện giải cho cơ thể bằng các loại đồ uống thể thao sau khi tập thể dục.
Kéo giãn cơ thể
Không vận động trong một thời gian dài có thể làm giảm lưu thông máu và dẫn đến tình trạng chuột rút ngón chân. Hãy đứng dậy, di chuyển xung quanh và thực hiện các bài tập kéo giãn cơ thể để phòng ngừa chuột rút.
Đi giày thích hợp
Một đôi giày quá chật có thể gây chảy máu và làm giảm lưu thông máu... dẫn đến tình trạng chuột rút. Hãy lựa chọn giày phù hợp với từng môn thể thao của bạn. Lưu ý, không lựa chọn giày quá chật, quá rộng và cũng không quá cứng.
Massage bàn chân nhẹ nhàng
Khi già đi, cơ bắp của bạn bị mất độ đàn hồi, xương mất calci... cùng hàng loạt yếu tố khác khiến bạn dễ bị chuột rút. Chính vì thế, hãy tạo thói quen massage đôi chân một cách nhẹ nhàng vào mỗi tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa tình trạng chuột rút.
Bình luận của bạn