Mùa mưa lũ cần đề phòng các bệnh về da
Món ăn bài thuốc - trị bệnh mùa lạnh
Cách phòng 5 chứng bệnh mùa hè thường gặp
Bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em
Chủ động khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Ninh
Bệnh sốt rét
Đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh sốt rét do muỗi Anophen cái gây ra. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: Sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ...
Để tránh muỗi đốt gây bệnh sốt rét, bạn cần chú ý tiêu diệt muỗi, bọ, loăng quăng xung quanh nhà, nhất là ở những vũng nước đọng. Lưu ý đóng kín cửa khi về chiều và ban đêm để tránh muỗi vào nhà.
Bệnh tiêu chảy
Sau mùa mưa, lũ lụt nhiều loại vi sinh vật hòa vào dòng nước làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy cơ thể mất nhiều nước, nếu mất nước mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm, thậm chí tử vong. Một trong các loại virus gây tiêu chảy có thể gặp trong mùa mưa, lũ lụt là Rotavirus. Ở trẻ em, nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus là rất lớn và khả năng lâu lan cũng mạnh, nhất là dùng nước ăn uống không hợp vệ sinh.
Để phòng tiêu chảy trong mùa mưa lũ mọi người cần giữ vệ sinh ăn uống, thực hiện “ăn chín, uống sôi”, dụng cụ bát đũa cần rửa sạch để khô ráo; Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt trong, sạch; Nguồn nước dùng ăn, uống phải được xử lý vệ sinh sạch sẽ. Nếu trời mưa, tốt nhất là hứng nước mưa để nấu nước uống và nấu ăn. Trường hợp phải dùng nước sông, suối, ao, hồ thì phải làm trong và khử khuẩn nước rồi mới dùng
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ và xảy ra ở khu vực nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ cao trong mùa mưa lũ.
Đối với đau mắt đỏ thì phòng bệnh là rất quan trọng và dùng nước sạch để tắm rửa, nhất là rửa mặt là hàng đầu. Để chữa đau mắt đỏ đơn giản nhất là dùng dung dịch cloroxit 0,4% (hoặc chloramphenicol 0,4%) là loại thuốc sẵn có trên thị trường thuốc trong cả nước. Nên nhỏ mắt mỗi khi tiếp xúc với nước bẩn hoặc dùng 4 - 6 lần một ngày để phòng đau mắt đỏ.
Sốt xuất huyết
Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi chho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra và thành dịch. Để phòng bệnh sốt xuất huyết cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi. Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.
Các bệnh về da
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm, ghẻ, viêm da, nhiễm ký sinh trùng trên da… Khi bị bệnh ngoài da, nên sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc betadin. Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước tránh bệnh nặng thêm.
Bình luận của bạn