- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Đột quỵ, viêm họng, viêm cơ, bệnh ngoài da, rối loạn tiêu hóa là 5 bệnh thường gặp trong mùa hè nếu không phòng tránh kịp thời.
Bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em
Quyết liệt chặn dịch bệnh mùa hè
Bộ Y tế quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè
1. Đột quỵ
Nhiệt độ bên ngoài tăng cao khiến tim phải hoạt động nhanh hơn, trong khi máu bị đặc lại do mất nước và các chất điện giải, dẫn đến tăng huyết áp tăng và các bệnh tim mạch. Đây đều là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, đe dọa sức khỏe và tính mạng.
Khi bản thân hoặc người nhà có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, thở nhanh và gấp, mạch đập nhanh nhưng không ra mồ hôi... nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi. |
Ngoài ra, cần chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng gay gắt, mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát và sáng màu, thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể. Bạn cũng nên tăng cường luyện tập thể dục khi thời tiết dịu nhẹ, bổ sung dinh dưỡng có lợi, hạn chế rượu bia, thuốc lá, các thực phẩm chế biến sẵn sản sinh ra gốc tự do gây hại cho tế bào thần kinh. Việc thăm khám bác sĩ định kỳ để xác định đường huyết, huyết áp, cholesterol, nguy cơ bệnh tim mạch... là cách hiệu quả để phòng ngừa đột quỵ.
2. Bệnh ngoài da
Trẻ em và người lớn có nguy cơ gặp các bệnh ngoài da nhiều hơn vào mùa hè, đặc biệt là tại các thành phố lớn hoặc nơi đông dân cư. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus, nấm mốc và ký sinh vật sinh sôi, phát triển mạnh khi nhiệt độ tăng cao.
Các bệnh da liễu phổ biến nhất là rôm sảy, viêm lỗ chân lông, mề đay, mụn nhọt, lang ben, hắc lào, nhiễm trùng da... Để phòng tránh, cách tốt nhất là giữ vệ sinh thân thể, bảo vệ làn da không bị trầy xước, nếu có vết thương cần che kín nhằm hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
3. Sốt và viêm họng
Cảm nhiệt, cảm nắng thường gây sốt, viêm họng kèm theo nhức đầu sổ mũi... Ngoài ra, bệnh còn dễ lây lan thành dịch nếu không có biện pháp phòng và chữa trị kịp thời.
Sốt và viêm họng dễ xảy ra trong mùa hè. |
Ngoài yếu tố thời tiết, các đồ ăn thức uống giải nhiệt như kem, nước đá; thói quen ngủ điều hòa lạnh, bật quạt hướng trực tiếp vào người, thường xuyên tắm nước lạnh... cũng là nguyên nhân gây viêm họng và thanh quản. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên hạn chế các thực phẩm này, đội mũ và mang áo chống nắng khi ra trời nắng gắt, điều chỉnh chế độ quạt hoặc điều hòa phù hợp trước khi ngủ, không tắm nước lạnh khi đổ mồ hơi...
4. Viêm cơ
Dân gian thường gọi viêm cơ là chứng bệnh đau nhức cơ thể. Triệu chứng cơ nhức mỏi, khó cử động biểu hiện rõ nhất mỗi khi thức dậy, dù không lao động nặng nhọc hay luyện tập quá sức. Nguyên nhân gây viêm cơ là do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, thói quen mở điều hòa hoặc quạt suốt đêm. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, cơ thể thường có phản ứng trì trệ, mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.
Viêm cơ không khó để phòng tránh, bạn chỉ cần ăn uống điều độ, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, chăm luyện tập thể dục thể thao và tránh ngồi lâu trước máy điều hòa, quạt điện.
5. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa, xảy ra phổ biến vào mùa hè và có thể gây đau tức, đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy... Nguyên nhân gây bệnh là do nhiệt độ tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hây hại sinh sôi nhanh chóng, khiến thực phẩm dễ biến chất, thậm chí ôi thiu. Bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa non yếu, song người lớn cũng không ngoại lệ.
Rối loạn tiêu hóa có thể gây đau tức bụng, tiêu chảy... |
Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm cần được ưu tiên hàng đầu bằng cách đun chín uống sôi, bảo quản thực phẩm đúng cách, không sử dụng thức ăn chế biến lại nhiều lần... Ngoài ra, bạn cũng cần nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi cho đường ruột như sữa chua, sữa uống lên men...
Bình luận của bạn