Thái độ và kiến thức của nhân viên y tế ảnh hưởng rất quan trọng đến số phận của bênh nhân.
Những bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhẹ đang bị thờ ơ
Bệnh mạch vành – đừng nghĩ không đau là nhẹ!
Lo ngay ngáy nhồi máu cơ tim vì... nắng nóng
Huyết áp thấp gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim
Hạnh phúc có thể "châm ngòi" cho cái chết
2 câu chuyện dưới đây là thí dụ minh họa rõ cho việc kiến thức và thái độ của nhân viên y tế ảnh hưởng quan trọng như thế nào đến cuộc sống của bệnh nhân.
Câu chuyện của người sống sót - Mark Jeffries, 52 tuổi, một thợ cơ khí tại West Drayton, London, đã trải qua một cơn nhồi máu cơ tim vào tháng 9 năm 2012
Mark Jeffries đã sống sót sau một cơn nhồi máu cơ tim nhờ nhận được sự cứu chữa kịp thời từ các y bác sỹ.
Mark không thể quên được khoảnh khắc khi ông bị nhồi máu cơ tim khi đang làm việc. Lúc đó, ông không nhận ra rằng mình bị nhồi máu cơ tim mà chỉ nghĩ rằng ông bị khó tiêu bởi ông thường xuyên vận động (huấn luyện một đội bóng trẻ em) và không hút thuốc.
Đồng nghiệp đề nghị đưa ông đến bệnh viện nhưng ông từ chối. Sau 20 phút, cơn đau vẫn tiếp diễn, nên đồng nghiệp đã đưa ông đến bệnh viện.
Khi nhập viện, cơn đau vẫn tiếp diễn và ông cảm thấy ngực như đang bị lửa đốt và ra rất nhiều mồ hôi. Nhân viên đưa cho ông một tấm thẻ của khoa tim mạch và bảo ông đến đó.
Tại khoa tim mạch, ông được đưa lên xe đẩy và kết nối với một máy điện tim, đồng thời, được uống aspirin để làm loãng máu. Sau khi quan sát ECG, nhân viên y tế quyết định đưa ông đến khu vực hồi sức. Tại đó, ông được chẩn đoán là nhồi máu cơ tim và được tiêm thuốc ngăn ngừa máu đông và thuốc giảm đau. Và bác sỹ cũng quyết định chuyển ông đến Trung tâm tim mạch của bệnh viện Harefield tại Middlesex ngay lập tức để phẫu thuật mở động mạch bị nghẽn.
35 phút sau cơn nhồi máu cơ tim, Mark được đưa đến nơi và có một đội ngũ y bác sĩ đã đứng đợi ông ngay tại cửa bệnh viện. Ông được siêu âm và kết quả cho thấy một trong những động mạch của ông bị nghẽn hoàn toàn và các động mạch khác cũng gần như bị nghẽn.
Ngay lập tức, ông được đưa vào phòng phẫu thuật để thực hiện đặt nong động mạch để mở rộng động mạch và chèn ống stent để mạch máu luôn được lưu thông.
1 tiếng 50 phút sau cơn nhồi máu cơ tim, Mark được phẫu thuật thành công.
1 ngày sau đó, ông được một nhân viên y tế chuyên khoa tim đến thăm hỏi về lối sống hàng ngày của ông và đưa ra cho ông lời khuyên nên cắt giảm lượng đường và muối trong khẩu phần ăn.
Mark được ra viện sau 2 ngày rưỡi, cùng với lời dặn dò kỹ lưỡng về đơn thuốc cần dùng bao gồm atorvastatin, aspirin liều thấp và viên uống kali để giúp ổn định nhịp tim. Ông cũng được tư vấn về một chương trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Hiện nay, 4 năm sau cơn đau tim, sức khỏe tim mạch của Mark rất tốt, ông vẫn thường xuyên đến gặp bác sỹ định kỳ để kiểm tra sức khỏe. Ông còn tham gia các cuộc đạp xe đạp để quyên góp từ thiện cho Quỹ Tim mạch Anh.
Ông chia sẻ: “Tôi cảm thấy thật may mắn vì được sự chăm sóc và cứu chữa tuyệt vời, các bác sỹ đã đem lại cho tôi một cuộc sống mới và tôi muốn đền đáp lại”.
…Và đây là câu chuyện của người không may mắn – Roger Garrett, một người đưa thư 64 tuổi đến từ Walthamstow – mất vì một cơn nhồi máu cơ tim vào tháng 7 năm 2015 trong một phòng chờ đông người tại khoa cấp cứu của bệnh viện Whipps Cross, London.
Roger Garret (trái) cùng Bill Caster (phải). Roger Garret là nạn nhân xấu số không chỉ bởi cơn nhồi máu cơ tim mà còn bởi sự thờ ơ, vô trách nhiệm của nhân viên y tế
Roger Garrett cùng người bạn lâu năm của ông Bill Caster trở về nhà sau một cuộc đi bộ dài. Khi đó cơn nhồi máu cơ tim bắt đầu, nhưng ông lại cho rằng đó là một cơn ợ nóng và chỉ cần một viên thuốc rồi nằm nghỉ vài giờ.
Tuy nhiên, trải qua 2 ngày đêm với cơn đau thắt ngực tồi tệ, và mấy viên thuốc khó tiêu không giúp ích gì được cho Roger, Bill đã bắt ông phải gọi cho bác sỹ để đặt một cuộc hẹn trong ngày. Dù ông nói với nhân viên y tế rằng ông đã bị đau ngực 2 ngày nay nhưng vẫn bị từ chối cuộc hẹn.
1 tiếng rưỡi sau, khoảng 10 giờ sáng, Roger và Bill đã bắt xe buýt đến bệnh viện.
Roger đến quầy lễ tân của khoa cấp cứu, giải thích cơn đau ngực đã diễn ra được 2 ngày của ông và nhân viên chỉ bảo ông ngồi đợi tại phòng chờ đông người.
1 tiếng 20 phút sau ông được gọi vào văn phòng của một y tá phân loại bệnh nhân vào các khoa. Ông trình bày với cô ấy về những triệu chứng của mình, nhưng vì một vài lí do mà cô ấy không cho ông đi theo dõi như một bệnh nhân nhồi máu cơ tim, dù tuổi và triệu chứng của ông ấy cho thấy khả năng này.
Thay vào đó, cô ấy đưa ông đến một phòng đợi nhỏ hơn, và cũng rất đông người.
2 tiếng sau, không có bất kì một chuyên gia nào để ý đến Roger, và ông cũng không nhận được bất cứ một hành động hỗ trợ nào.
Khoảng 3 giờ chiều thì Roger gục ngã. Lúc đó các nhân viên y tế mới chạy đến và làm công tác hồi sức và hô hấp nhân tạo.
4 tiếng 5 phút sau khi nhập viện, Roger đã qua đời.
2 tháng sau, một bài báo về trường hợp tử vong của Roger do các sai lầm ngớ ngẩn của các nhân viên y tế đã được phát hành.
Dù thực tế ông đã trình bày các triệu chứng của nhồi máu cơ tim cho các nhân viên y tế nhưng ông không có được một sự quan tâm nào, không có xét nghiệm nào được thực hiện. Ông không được kiểm tra điện tâm đồ, hay nhận bất cứ loại thuốc nào làm loãng máu mà các hướng dẫn đã đưa ra tại bệnh viện và ông cũng không được thực hiện cuộc chụp quét nào cả.
Xem thêm: Những bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhẹ đang bị thờ ơ
Bình luận của bạn