Lo ngay ngáy nhồi máu cơ tim vì... nắng nóng

Thời tiết nắng nóng khiến người mắc bệnh tim mạch dễ gặp các tai biến nguy hiểm

Làm sao để phát hiện bệnh mạch vành?

Bị bệnh mạch vành, quan hệ tình dục có nguy hiểm?

Khỏe mạch máu, mạnh tinh thần

Người bị bệnh mạch vành dùng aspirin thời gian dài có nguy hiểm không?

Vì sao nắng nóng ảnh hưởng đến bệnh tim mạch

Khi thời tiết nắng nóng cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách tăng tiết mồ hôi và giãn mạch máu ngoại biên. Khi tiết nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ mất nước, giảm thể thích máu lưu thông trong khi đó tim vẫn phải co bóp để đảm bảo bơm đủ lượng máu đi khắp cơ thể. Do thể tích máu giảm nên tim phải làm việc nhiều hơn và dẫn đến hiện tượng tim phải đập nhiều hơn.

Trời nắng nóng tim thường phải co bóp nhiều hơn

Dù ở giai đoạn nào của bệnh tim thì người bệnh vẫn phải thường xuyên dùng các thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu. Trong khi thời tiết mùa hè nóng nực làm cho tình trạng cơ thể mất nước nhiều hơn, do nước thoát ra qua tuyến mồ hôi và đi tiểu tăng lên so với mùa lạnh. Do vẫn phải dùng thuốc lợi tiểu thường xuyên nên những người bệnh này dễ mất muối, mất nước nhiều hơn dẫn đến rối loạn nước và điện giải.

Những người bị suy tim, bệnh mạch vành khi nắng nóng tim phải gắng sức co bóp làm tình trạng suy tim nặng lên, có thể gây tử vong. Mặt khác, khi tim gắng sức lượng oxy cung cấp cho tim sẽ nhiều hơn rất nhiều, điều này dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim cục bộ gây cơn đau thắt ngực, mệt, khó thở, nặng hơn là nhồi máu cơ tim.

Những người mắc bệnh động mạch vành thường là có mảng xơ vữa trong lòng động mạch, nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn đối với những bệnh nhân này trong mùa hè sẽ dễ làm cho động mạch vành thuyên tắc hơn, làm cho bệnh càng thêm nặng nề. Những người đã đặt stent mạch vành hoặc van tim cơ học, việc mất nước khiến máu bị cô đặc, dễ tạo cục máu đông gây tắc stent.

Mùa hè người bệnh tim dễ gặp các cơn đau ngực hơn

Người bệnh tim mạch cần làm gì khi nắng nóng 

Trong thời tiết nắng nóng, bệnh nhân cần phải uống thuốc và uống nước đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sỹ để giảm nguy cơ đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim.

Để thích ứng với thời tiết nắng nóng, người bệnh tim mạch nên lưu ý một số điều sau: 

- Nên ở trong nhà vào thời gian nắng nóng nhất từ 10 – 15h.

- Không ăn quá no, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, hạn chế lượng muối ăn vào. Nên ăn nhiều trái cây tươi như cam, quýt, chuối, nho để cung cấp đầy đủ các chất điện giải cho cơ thể, không uống rượu, bia, cà phê. Cần phải uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Uống đủ nước: Người bệnh tim cần theo dõi cân nặng mỗi ngày để bù vừa đủ lượng nước, chẳng hạn khi cân nặng giảm 1kg có nghĩa mất đi 1 lít nước nên cần uống lượng nước tương ứng để bù vào. Tuy nhiên, cần lưu ý người suy tim tránh uống quá nhiều nước vì làm tăng gánh nặng cho hệ tim mạch.

Bên cạnh việc dùng thuốc và có chế độ sinh hoạt hợp lý người bệnh tim mạch nên tái khám thường xuyên. Điều quan trọng là người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, cholesterol máu cao… Hiện nay, việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên như bồ hoàng, đỏ ngọn, hoàng bá, sơn tra… có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Không chỉ có khả năng làm hạ cholesterol, giảm lipid máu, những hoạt chất sinh học này còn có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình oxy hóa tế bào, ngăn ngừa nguy cơ làm tổn thương thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế được sự hình thành và phát triển của mảng xơ vữa, là nguyên nhân chính gây nên bệnh tim mạch.

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, các vị thảo dược này đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng để giúp người bệnh sử dụng dễ dàng hơn, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh mạch vành.

Thùy Trang H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch