Bữa cơm chiều cuối năm: Cái khởi đầu từ một sự kết thúc!

Bữa cơm chiều cuối năm là phong tục của người dân Việt Nam từ xa xưa

Những loại quả độc, lạ "làm mưa làm gió" dịp Tết Bính Thân

Dưa hấu hình khỉ: 1 triệu đồng/cặp thờ Tết

Ăn mứt vỏ chanh không lo Tết bị ho

Tết đến ăn nấm đông cô cho cả năm khoẻ mạnh, may mắn

Nói về ý nghĩa của bữa cơm chiều cuối năm, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, bữa cơm chiều cuối năm chưa phải là bữa thịnh soạn nhất, sang trọng nhất, vì có thể một vài món chính của ngày Tết như bánh chưng, thịt hầm... thường nấu trong đêm Giao thừa. Món ăn thường như là "nếm" những gì chuẩn bị cho ngày Tết. Tuy nhiên nó cũng có thể thịnh soạn hơn, chất lượng hơn theo cách nói của chúng ta.

Chẳng hạn như ăn thử miếng giò mới mua xem có được như ý không, món dưa muối đã vừa chưa... Nhưng đây thường là bữa ăn ngon miệng nhất, ngon vì đây là bữa "kích hoạt" thú vui ẩm thực chưa bị "no xôi chán chè" do ăn uống quá nhiều trong những ngày Tết, ngon vì sự hồ hởi của bọn trẻ trong nhà sau những ngày chờ Tết cũng làm tăng thêm không khí gia đình. Nhưng quan trọng nhất đó là sự quây quần, không những bên các thành viên trong gia đình mà còn cả với tổ tiên của mình nữa.

Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết, xong, đó là phong tục của người dân Việt Nam. Bữa cơm tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về.

Nhà Sử học Dương Trung Quốc nói về ý nghĩa của bữa cơm chiều cuối năm

Bữa cơm cuối năm còn mang ý nghĩa lớn lao là mời tổ tiên, những người đã khuất về cùng ăn Tết. Thế nên bữa cơm cuối năm, dù giản dị thôi nhưng lại là thời điểm hết sức đầm ấm, gắn kết mọi người, ngồi ôn lại chuyện năm cũ bàn chuyện năm mới mà chưa sợ phải kiêng cữ lời ăn tiếng nói như những ngày đầu năm mới.

Nói về chuyện thời đại bây giời, nhiều gia đình trẻ bỏ qua bữa cơm truyền thống chiều cuối năm để được xả hơi, giải phóng mình trong dịp Tết, ông Dương Trung Quốc cho rằng, sự thay đổi là khó tránh, đừng khái quát cực đoan khi vội cho rằng lối sống này phá vỡ gia đình truyền thống. Những năm gần đây xã hội có nhiều thay đổi, thời gian ngày nghỉ càng nhiều hơn, các điều kiện tổ chức du lịch ngày càng rộng, thoáng hơn, nhưng không vì thế mà việc đoàn tụ mất đi sự hấp dẫn.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên lựa chọn cách xử sự tinh tế của người có nhiều kinh nghiệm sống hơn, từng bước tạo ra những điều khiến con cái, lớp trẻ thấy quý những phút đoàn tụ gia đình. Mỗi 1 gia đình mà duy trì được bữa cơm vào chiều cuối năm, hay mâm cơm đêm Giao thừa là 1 nếp sống hết sức có ý nghĩa, nó thể hiện con người sống trong thời hiện đại nhưng vẫn duy trì được những giá trị tinh thần vốn có từ ngàn đời nay.

Vấn đề là cách sắp xếp hợp hoàn cảnh và luôn tạo sự đồng thuận với sự lựa chọn của các thành viên gia đình để đưa ra một chương trình hợp lý nhất. Điều đó sẽ mang lại niềm vui chung gắn kết tình cảm gia đình trong suốt năm tới, quan trọng hơn là mấy ngày Tết, nó cũng thể hiện con người luôn luôn gắn kết với nguồn cội, với tổ tiên. Đây là 1 tín ngưỡng sâu sắc nhất của người Việt Nam.

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội