Quản lý sức khoẻ bằng CNTT là một xu hướng tất yếu
Giáo dục y tế: Ngành điều dưỡng tiếp tục được quan tâm
Sự kiện y tế đáng nhớ nhất trong năm 2014
Mâu thuẫn giữa 2 thông tư: Lợi cho BHYT hay bệnh nhân?
Giám đốc BV Bạch Mai: Phải làm gì để bảo vệ nhân viên y tế?
Bộ Y tế... lại tăng giá
1. Công nghệ tiên tiến của “nền tảng thứ ba” dựa trên các công cụ điện thoại di động, các mạng xã hội, phân tích dữ liệu và điện toán đám mây sẽ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. Trong hoàn cảnh phát triển của công nghệ thông tin cùng với sự tham gia của bệnh nhân ngày càng được coi trọng, việc ứng dụng công nghệ “nền tảng thứ ba” sẽ đáp ứng từng bước mong mỏi của con người để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Theo dự báo, với công nghệ “nền tảng thứ ba” sẽ giúp các bệnh viện nâng cao hiệu quả hoạt động tới 25%, tuy nhiên để làm được điều này ngành y phải được tăng ngân sách ban đầu.
2. Đến năm 2015, một nửa số các tổ chức chăm sóc sức khoẻ cộng đồng sẽ có kinh nghiệm tăng cường an ninh từ các cuộc tấn công mạng năm 2014. 1/3 số cuộc tấn công mạng đã được thực hiện thành công trong năm 2014. Điều này đòi hỏi các tổ chức y tế phải đầu tư hơn nữa cho chiến lược an ninh đa chiều nhằm tránh sự gián đoạn hoạt động, hạn chế tổn thất, kể cả tiền phạt phát sinh lẫn tăng chi phí ngoài dự kiến.
Quản lý bệnh nhân bằng CNTT
3. Khoảng 15% số bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ bệnh nhân toàn diện bằng CNTT vào năm 2016, cho phép các chuyên gia y tế có kế hoạch chăm sóc tới từng bệnh nhân cần điều trị.
4. Năm 2020, hạ tầng cơ sở của ngành CNTT sẽ phát triển, phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe con người trên quy mô toàn cầu. 80% dữ liệu y tế sẽ được kiểm soát bằng các thuật toán đám mây.
5. Năm 2018, 65% các giao dịch của các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe sẽ được thực hiện trên điện thoại di động. Để làm được điều này, các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe phải thực hiện chiến lược mô hình đa kênh (omni-channel) nhằm cung cấp thông tin nhất quán trên mạng, trên điện thoại di động và các kênh truyền hình qua điện thoại di động.
6. 70% các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe phải đầu tư vào thiết bị ứng dụng giao tiếp di động với người tiêu dùng như mặt với điện thoại di động, thiết bị y tế mang trên người, công cụ giám sát từ xa và các thiết bị chăm sóc ảo vào năm 2015.
7. Dự kiến đến năm 2018, dữ liệu lớn sẽ trở nên phổ biến, bởi vậy sẽ có trên một nửa các tổ chức trong ngành y sẽ quản lý công việc thông qua CNTT, nhờ vậy nên giảm được đáng kể về chi phí nhân lực, nhất là tài nguyên chuyên ngành trong lĩnh vực y dược nói chung và khám chữa bệnh nói riêng.
8. Khi các bệnh viện phụ thuộc ngày càng nhiều vào dịch vụ thuê ngoài, thì khách hàng hay “người mua sức khỏe” cũng phải chia sẻ rủi ro với ngành y để đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ CNTT được đáp ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn và chi phí cao hơn.
9. Áp lực cung cấp thông tin nhanh, chất lượng, hiệu quả, chi phí thấp sẽ trở nên mạnh hơn đối với ngành CNTT. Riêng khu vực Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu áp lực này sẽ cao hơn bất cứ nơi nào trong vòng hai năm tới và một khi nhà đầu tư thấy lợi, thị trường này sẽ phát triển sôi động hơn, cả ở chiều cung lẫn cầu trên quy mô toàn cầu.
10. Đến năm 2020, gần một nửa (42%) của dữ liệu y tế kỹ thuật số sẽ không được bảo vệ trong khi số lượng người cần lưu trữ thông tin ngày càng lớn hơn.
Bình luận của bạn