Sự bất nhất giữa 2 thông tư sẽ gây khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh
Luật BHYT sửa đổi: Nhiều người được miễn viện phí
BHYT: Người dân vẫn thờ ơ
BHYT giảm chi trả 28 loại thuốc
BHYT 2015: Tăng "nội" - thắt "ngoại"
Tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT còn xa mục tiêu đề ra
Không thống nhất giữa Thông tư 14 và Thông tư 37
Ngày 24/12, tại Hội nghị triển khai tập huấn thông tư về công tác khám chữa bệnh năm 2014, nhiều đại biểu cho rằng, 2 thông tư mà Bộ Y tế ban hành liên quan đến vấn đề chuyển tuyến mâu thuẫn với nhau. Cụ thể:
Thông tư 37/2014 TT-BYT ban hành cuối tháng 11/2014 quy định, những bệnh nhân tự lên tuyến trên, nếu tuyến trên chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn thì tại đây, bệnh nhân khám chữa bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đúng tuyến.
Thông tư 14/2014 TT-BYT ban hành ngày 14/4/2014 (vẫn còn hiệu lực) lại quy định, việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh quy định, bệnh nhân được xem là điều trị đúng tuyến, phải có giấy chuyển viện ở cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Tức là, nếu không có giấy chuyển viện ở tuyến đăng ký khám BHYT ban đầu, những lần chuyển tuyến tiếp theo, bệnh nhân sẽ phải chấp nhận hình thức thanh toán viện phí theo dạng vượt tuyến.
Thanh toán có lợi cho BHYT hay cho người bệnh?
Chính sự không thống nhất này, đã nảy sinh 2 cách thanh toán như sau:
- Phía bảo hiểm xã hội chọn cách giải quyết có lợi cho mình: Sẽ tiếp tục áp dụng hình thức thanh toán cho bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh theo Thông tư 14. Bệnh nhân phải có giấy chuyển viện ở tuyến thấp nhất – nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mới được hưởng BHYT đúng tuyến; Nếu tự lên tuyến trên, dù tuyến trên có chuyển lên tuyến cao hơn, bệnh nhân đó cũng không được hưởng chế độ BHYT đúng tuyến.
- Các cơ sở khám chữa bệnh thì lựa chọn phương án có lợi cho người bệnh theo Thông tư 37, nghĩa là bệnh nhân chỉ phải thanh toán chi phí điều trị theo dạng vượt tuyến lần thứ nhất. Ở những lần chuyển viện kế tiếp chỉ cần giấy chuyển viện, bệnh nhân sẽ được thanh toán Bảo hiểm y tế đúng tuyến.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định Thông tư 37 nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT
Trước sự “rối rắm” này, đại diện Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Nếu được quyền quyết định, chúng tôi sẽ chọn cách thực hiện thanh toán BHYT cho bệnh nhân theo Thông tư 37. Tuy nhiên, nếu Bảo hiểm xã hội vẫn áp dụng thực hiện thanh toán viện phí theo Thông tư 14 đẩy bất lợi cho bệnh nhân, khi đó chúng tôi rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu BHYTcủa bệnh nhân đã được duyệt theo Thông tư 37 nhưng Bảo hiểm xã hội không chấp nhận thanh toán. Sự bất nhất giữa 2 thông tư nếu không có hướng giải quyết rốt ráo, nguy cơ gây ra những rối rắm trong thanh toán BHYT cho người bệnh.”
PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, Thông tư 14 hiện đang áp dụng cho tất cả các đối tượng bệnh nhân, còn Thông tư 37 ban hành nhắm đến đối tượng cụ thể là bệnh nhân tham gia BHYT. Thông tư 37 nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT, bởi sẽ đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh BHYT theo hướng có lợi cho người bệnh.
Bình luận của bạn