TP. HCM: COVID-19 "tấn công" cơ sở y tế, nhiều nơi phải tạm ngừng hoạt động

Nhiều bệnh viện, phòng khám tại TP. HCM đang tạm thời ngừng hoạt động khám bệnh ngoại trú - Ảnh: Vietnamnet

Hà Nội, Bình Dương phát hiện BN COVID-19 mới, Bắc Giang tạm "hạ nhiệt"

Mẹo chăm sóc da khi đeo khẩu trang suốt mùa dịch COVID-19

Ghi nhận hàng chục ca COVID-19 mới tại “tâm dịch” Bắc Giang và Bắc Ninh

Thêm 31 ca COVID-19, TP.HCM sẽ triển khai robot gọi điện hỏi thăm sức khỏe

Tới ngày hôm qua (3/6), TP. HCM đã có nhiều cơ sở y tế phải tạm dừng hoạt động vì liên quan đến các trường hợp mắc COVID-19. Cụ thể, có 2 bệnh viện tạm thời bị phong tỏa toàn bệnh viện vì phát hiện có nhân viên y tế dương tính với SARS-CoV-2, gồm Bệnh viện quận Tân Phú (2 nhân viên) và Bệnh viện Đa khoa Nam Sài Gòn (1 nhân viên).

2 bệnh viện trên đã được thực hiện công tác khử khuẩn, rà soát quy trình sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên y tế và thân nhân, bệnh nhân nội trú...

4 bệnh viện khác cũng đang tạm thời ngừng hoạt động khám bệnh ngoại trú do có người mắc COVID-19 đến khám tại khoa khám bệnh của bệnh viện. 4 bệnh viện này gồm Bệnh viện quận Bình Thạnh, Bệnh viện Phụ sản Mê kông, Bệnh viện Tâm Thần (cơ sở Lê Minh Xuân) và Bệnh viện quận Gò Vấp.

Ngoài ra, có 2 phòng khám cũng đang phải tạm ngừng hoạt động do phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đã từng đến khám là Phòng khám Đa khoa Trần Diệp Khanh và Phòng khám Đa khoa Xóm Mới (quận Gò Vấp).

Tới ngày 4/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) phát hiện thêm có 2 ca nghi nhiễm mới đã tới khám bệnh tại Bệnh viện FV. Hiện TP. Thủ Đức đã tiến hành khoanh vùng, điều tra truy vết, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan 2 ca nghi nhiễm này.

Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I (TP. HCM) cho biết, đợt dịch này tại TP. Hồ Chí Minh đang có diễn biến hết sức phức tạp. Dịch bệnh có xu hướng tấn công vào các phòng khám, bệnh viện.

"Về nguyên tắc, khi có ca bệnh phát hiện tại bệnh viện thì nhiều khả năng trong cộng đồng cũng đang tồn tại rất nhiều ca lây nhiễm. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân khi tới bệnh viện khám cần lưu ý thực hiện đúng nguyên tắc 5K. Khi đi khám nên ít đi lại trong bệnh viện, khám ở khoa, phòng nào chỉ ở khoa, phòng đó để hạn chế tiếp xúc và tránh lây nhiễm. Ngoài ra lưu ý trong suốt thời gian chờ khám cũng nên hạn chế tiếp xúc, nói chuyện với người lạ. Sau khi khám xong thì về nhà thay quần áo, tắm rửa ngay”.

Theo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, đã có nhiều trường hợp người mắc COVID-19 đi đến bệnh viện khám và điều trị nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến việc những bệnh viện và phòng khám này phải tạm ngừng hoạt động để rà soát, đánh giá lại toàn bộ công tác phòng, chống dịch.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị cần phải phải lấy mẫu xét nghiệm Realtime - PCR cho tất cả người bệnh tới nhập viện để điều trị trong ngày hoặc điều trị nội trú, cũng như thân nhân của người bệnh.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các bệnh viện thực hiện tốt các điều sau:

- Thứ nhất, đối với các trường hợp người bệnh cần được can thiệp, điều trị ngay sau khi nhập viện (phẫu thuật, thực hiện các kỹ thuật sản khoa...) có thể thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

- Thứ hai, với các trường hợp nhập viện nội trú phải đảm bảo người bệnh mới nhập viện (từ Khoa Khám bệnh hoặc Khoa Cấp cứu chuyển lên), khi chưa có kết quả xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cần được bố trí nằm trong buồng bệnh riêng biệt.

Tuyệt đối không để người bệnh, thân nhân người bệnh chưa được tầm soát tiếp xúc với người bệnh đang nằm điều trị và đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. 

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội