Các biến chủng SARS-CoV-2 có thể khiến dịch COVID-19 bùng phát rất mạnh
Dịch COVID-19: Hơn 580.000 người được tiêm vaccine
Đồng Nai xuất hiện ca COVID-19 đầu tiên
Hà Nội: 1 trường hợp mắc COVID-19 là bác sỹ bệnh viện TW
Thêm 1 ca COVID-19 trong cộng đồng tại Đà Nẵng
Từ ngày 30/4 đến nay, Bộ Y tế đã có kết quả giải trình tự gene của 3 bệnh nhân ở Vĩnh Phúc và 5 bệnh nhân liên quan đến khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái) thuộc biến chủng B.1.617 của Ấn Độ. Những lỗ hổng trong cách ly y tế đối với người nhập cảnh đã cho phép biến chủng này xâm nhập vào Việt Nam.
Những biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm tại Ấn Độ
Sau khi được phát hiện lần đầu tại Vũ Hán, virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) đã đột biến nhiều lần, thành ít nhất 10 biến chủng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Các chủng SARS-CoV-2 đầu tiên xuất hiện tại châu Á, nhưng hiện tại, làn sóng dịch đang càn quét châu Á lại do những biến chủng đến từ phương Tây.
Biến chủng COVID-19 mới xuất hiện hàng ngày do virus liên tục biến đổi, nhưng chỉ một số biến chủng được WHO đưa vào danh sách theo dõi khi có khả năng lây lan nhanh hơn, dễ gây tử vong, có tính kháng lại cao hơn các loại vaccine và phương pháp điều trị hiện nay.
Phân loại các biến chủng SARS-CoV-2 của nhóm nghiên cứu Đại học Temple (Mỹ)
Biến chủng B.1.1.7 (phát hiện ở Anh và hiện là biến chủng phổ biến nhất ở Mỹ), biến chủng B.1.351 (phát hiện ở Nam Phi) và biến chủng P.1 (phát hiện đầu tiên ở Brazil) được WHO phân loại là biến chủng "đáng lo ngại".
"Biến chủng kép" B.1.617 phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ được WHO phân loại là "đáng quan tâm". Đây là biến chủng được tìm thấy nhiều ở bang Maharashtra - vùng dịch nóng nhất Ấn Độ. Trong khi đó, tại Bengal, các chuyên gia di truyền học đã cảnh báo về 1 biến chủng khác với 3 đột biến, được đặt tên là B.1.618, có khả năng cao lẩn tránh hệ miễn dịch.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, "biến chủng kép" từ Ấn Độ mang 2 đột biến nguy hiểm từ các biến chủng đã phát hiện trước đó. Đột biến L452R (tương tự biến chủng virus B.1.1.7) có thể làm tăng khả năng xâm nhập vào tế bào và lây lan của virus. Trong khi đó, đột biến E484 (tìm thấy ở biến chủng B.1.351 và P.1) có thể giúp virus né tránh các kháng thể, làm giảm tác dụng của vaccine.
Sự lơ là trong phòng, chống dịch COVID-19 khiến “biến chủng kép” lây lan nhanh tại Ấn Độ
Tuy lây lan nhanh, B.1.617 chưa phải biến chủng có độc lực mạnh nhất. Theo tờ India Today, các nhà khoa học tại Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử (CCMB) phát hiện một đột biến mới của virus SARS-CoV-2, có tên gọi N440K ở nhiều khu vực của Ấn Độ. N440K có độc lực cao gấp 15 lần sao với các biến chủng trước đây, thậm chí là 2 biến chủng đang hoành hành tại Ấn Độ là B.1.617 và B.1.618.
Đột biến N440K được cho là nguyên nhân gây ra các trường hợp tái dương tính với SARS-CoV-2 ở New Delhi và khiến bệnh nhân COVID-19 gặp nhiều triệu chứng nặng (suy giảm nồng độ oxy, khó thở). Tuy nhiên, N440K đang bị áp đảo nhanh chóng bởi 2 biến chủng B.1.1.7 và B.1.617 tại miền Nam Ấn Độ.
Ứng phó với biến chủng SARS-CoV-2
Khi một loại virus nhiễm vào vật chủ (như con người), nó sẽ tạo ra các bản sao mới của chính mình, bắt đầu bằng việc nhân đôi bộ gene. Khi quá trình này xảy ra lỗi, các bản sao sẽ mang đột biến. Một vài đột biến lại giúp virus vượt qua hệ miễn dịch của con người, được ưu tiên chọn lọc và có nhiều khả năng sống sót hơn. Còn tồn tại, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục tạo ra những biến thể mới.
Chủng virus B.1.617 có đột biến kép ở đoạn protein S nên lan tràn rất nhanh, nếu bùng phát thành dịch sẽ gây sức ép lớn cho hệ thống y tế. Nhiều ngày liên tiếp, Ấn Độ ghi nhận hơn 300 nghìn ca COVID-19/ngày, các cơ sở hỏa táng trên toàn quốc đều quá tải, bệnh viện không có đủ vật tư y tế cơ bản như oxy. Tại nước ta, Bộ Y tế đã sớm yêu cầu ngành y tế các địa phương cần xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản chống dịch cụ thể và nhanh chóng nâng cao năng lực xét nghiệm.
Ông Rakesh Mishra - Giám đốc Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử cho rằng, bất kỳ biến chủng nào của SARS-CoV-2 chỉ có thể lây lan khi con người tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh hoặc không đeo khẩu trang nơi công cộng. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng dịch là cách tốt nhất để chặn con đường lây nhiễm của các biến chủng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt những biện pháp phòng, chống dịch và Thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.
Bình luận của bạn