“TPP có thể khiến doanh nghiệp TPCN Việt gặp khó khăn nghiêm trọng”

PGS.TS. Lê Văn Truyền - Chuyên gia cao cấp Dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế (Ảnh: Nguyễn Hiệp)

Hội nhập TPP: Doanh nghiệp TPCN Việt cần làm gì để nâng cao cạnh tranh?

7 kiến thức cơ bản về Hiệp định TPP doanh nghiệp cần biết

Hiệp định TPP: “Dao 2 lưỡi” với doanh nghiệp TPCN Việt Nam

Nuôi bò sữa 10 năm, lời cả chục nghìn tỷ đồng

Cụ thể, trong Hội thảo “Doanh nghiệp Thực phẩm chức năng với hội nhập TPP: Những điều cần lưu ý”, PGS.TS. Lê Văn Truyền cảnh báo, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp dịch vụ, kể cả dịch vụ y tế, có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới sẽ làm cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng. Nhưng cạnh tranh cũng là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực để phát triển tốt hơn. Cạnh tranh còn đào thải những doanh nghiệp yếu kém và đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng.

Các nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp cũng cho rằng, TPP sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi mạnh mẽ. Với các doanh nghiệp TPCN Việt Nam, thói quen phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, thảo dược, bao bì, máy móc… nhập khẩu, đặc biệt từ Trung Quốc sẽ phải thay đổi nhằm giảm tối đa sự lệ thuộc, nhất là khi Việt Nam có nguồn nguyên liệu, dược liệu có thể sử dụng cho sản xuất TPCN rất phong phú và đa dạng.

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện phó Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, bài học sau 8 năm gia nhập WTO cho thấy, cơ hội có khi lại trở thành thách thức nếu chúng ta thiếu ứng xử chính sách thích hợp và thiếu những cải cách cần thiết bên trong. TPP vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho cả Chính phủ, doanh nghiệp và nền kinh tế. “Có tận dụng được cơ hội, có thể vượt qua được thách thức hay không, sẽ tùy thuộc vào chính bản thân chúng ta”, ông Thành nói.

Trong khi đó, dược sỹ Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam khẳng định, việc phát triển vùng dược liệu sạch sẽ được nhiều doanh nghiệp TPCN Việt Nam triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Doanh nghiệp cũng sẽ đổi mới, tiếp cận với các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế sớm hội nhập vào cuộc chơi trong TPP và các hiệp định, thỏa thuận khác mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

TPP - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp định thương mại tự do kinh tế với sự tham gia của nhiều nước khu vực châu Á Thái Bình Dương, theo cơ chế mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và cả những lĩnh vực phi thương mại.

Hội thảo “Doanh nghiệp Thực phẩm chức năng với hội nhập TPP: Những điều cần lưu ý” đã chỉ ra những điểm doanh nghiệp cần lưu ý về Hiệp định TTP, tác động của TPP đến kinh tế và ngành TPCN, song song định hướng phát triển ngành TPCN để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức mà TPP đem lại.

M. Hiếu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng