Hiệp định TPP cơ hội lớn, thách thức cũng nhiều!
Doanh nghiệp TPCN được và mất gì khi hội nhập TPP?
7 kiến thức cơ bản về Hiệp định TPP doanh nghiệp cần biết
Hiệp định TPP: “Dao 2 lưỡi” với doanh nghiệp TPCN Việt Nam
Quảng cáo lố TPCN: Phản ánh chân thực hay lừa dối người tiêu dùng?
Thị trường rộng lớn với khoảng 800 triệu dân và 40% GDP toàn cầu là cơ hội mà Hiệp định TPP mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với ngành TPCN, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những khách hàng tiềm năng có nhu cầu tiêu thụ TPCN hàng năm lên đến hơn 50 tỷ USD (số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Persistence tháng 4/2015).
Bên cạnh đó, TPP cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho ngành TPCN Việt Nam. Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, trong số hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất TPCN nội đang hoạt động, có đến hơn 90% số doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc GMP-HS mới chỉ vỏn vẹn 4 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn tương đương hoặc gần với GMP-HS cũng chỉ hơn 10 doanh nghiệp. Nói cách khác, nếu không có sự đầu tư bài bản hơn thì số lượng doanh nghiệp sản xuất TPCN có thể vươn ra biển lớn, tận dụng được tiềm năng của thị trường các quốc gia trong TPP với 800 triệu dân, 40% GDP và nhu cầu TPCN lên đến hơn 50 tỷ USD là không nhiều. Yêu cầu đầu tư nhà xưởng, máy móc, công nghệ, nhân sự, môi trường, phòng kiểm nghiệm… để có thể tham gia cuộc chơi TPP là thách thức không nhỏ cho đại bộ phận doanh nghiệp trong ngành TPCN Việt Nam.
Doanh nghiệp TPCN Việt Nam đứng trước nhiều thách thức
Đấy là chưa kể đến việc, các doanh nghiệp TPCN ngoại đến từ các quốc gia trong TPP sẽ tận dụng những ưu thế mà Hiệp định này mang lại để lấn lướt các doanh nghiệp nội ngay chính trên sân nhà của chúng ta. Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp TPCN nội hiện đang quen tham gia cuộc chơi mà chúng ta chưa có đầy đủ quy chuẩn chất lượng cho việc sản xuất, kinh doanh TPCN như công bố sản phẩm, nghiên cứu lâm sàng sản phẩm, danh mục chất cho phép, quy chuẩn GMP ASEAN (mới có Hướng dẫn – Guideline GMP HS), quy trình hậu kiểm… Từ bỏ “thói quen” hiện tại để bước ra sân chơi chuyên nghiệp hơn như TPP là thách thức với các doanh nghiệp TPCN nội.
Địa điểm: Hội trường tầng 1, Cung Trí thức thành phố
(Địa chỉ: 80 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).
Thời gian: 8h30 - 12h, ngày 24/11/2015
Xác nhận tham dự: Điện thoại: 0904 401 102;
Email: [email protected]
TPP cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho ngành TPCN Việt Nam. Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, trong số hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất TPCN nội đang hoạt động, có đến hơn 90% số doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc GMP-HS mới chỉ vỏn vẹn 4 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn tương đương hoặc gần với GMP-HS cũng chỉ hơn 10 doanh nghiệp. Nói cách khác, nếu không có sự đầu tư bài bản hơn thì số lượng doanh nghiệp sản xuất TPCN có thể vươn ra biển lớn, tận dụng được tiềm năng của thị trường các quốc gia trong TPP với 800 triệu dân, 40% GDP và nhu cầu TPCN lên đến hơn 50 tỷ USD là không nhiều. Yêu cầu đầu tư nhà xưởng, máy móc, công nghệ, nhân sự, môi trường, phòng kiểm nghiệm… để có thể tham gia cuộc chơi TPP là thách thức không nhỏ cho đại bộ phận doanh nghiệp trong ngành TPCN Việt Nam.
Đấy là chưa kể đến việc, các doanh nghiệp TPCN ngoại đến từ các quốc gia trong TPP sẽ tận dụng những ưu thế mà Hiệp định này mang lại để lấn lướt các doanh nghiệp nội ngay chính trên sân nhà của chúng ta.Một vấn đề nữa là các doanh nghiệp TPCN nội hiện đang quen tham gia cuộc chơi mà chúng ta chưa có đầy đủ quy chuẩn chất lượng cho việc sản xuất, kinh doanh TPCN như công bố sản phẩm, nghiên cứu lâm sàng sản phẩm, danh mục chất cho phép, quy chuẩn GMP ASEAN (mới có Hướng dẫn – Guideline GMP HS), quy trình hậu kiểm… Từ bỏ “thói quen” hiện tại để bước ra sân chơi chuyên nghiệp hơn như TPP là thách thức với các doanh nghiệp TPCN nội.
Bình luận của bạn