Những loại hoa quả chín đẹp chưa chắc đã là đủ vệ sinh an toàn thực phẩm
Việt Nam: Chưa có hoa quả sấy chứa sulphur dioxide
Tiết lộ động trời của người bán hoa quả chợ Long Biên
Tiền mất tật mang khi 'ham' hoa quả ngoại bán rong
Nguy hại từ ethephon giúp hoa quả chín nhanh
Ai “tiếp tay” cho hoa quả độc Trung Quốc tuồn vào Việt Nam?
Nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe
Phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường hiện nay là các ống thuốc rất bé bằng ngón tay út đựng hóa chất. Đây là chất không gây ung thư được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm D. Hoạt chất ethephon có tên thương mại là ethrel nhưng đây cũng không phải là tên chính thức.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là chất LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.
Hiện nay, hóa chất ethrel được bày bán công khai, tràn lan ngoài thị trường, hầu hết có nguồn gốc ở chợ biên giới từ Trung Quốc chuyển về, thường có giá 4.000 đồng/2 lọ, mỗi lọ 2ml, nhưng dùng được với số lượng hoa quả rất lớn, chỉ cần tiêm nửa lọ thuốc này vào phần cuống mít non, đu đủ xanh, chỉ sau vài giờ đến 1 – 2 ngày sẽ chín đều, có mùi thơm nồng như thông thường.
Nhiều chuyên gia lo lắng, ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất vào hoa quả này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, ethrel tác dụng với thành phần nitrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrate - một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3.
Loại hóa chất dùng để kích thích đu đủ chín nhanh nguồn gốc từ Trung Quốc
Trong khi đó, nhiều nông dân sử dụng hóa chất tràn lan theo kiểu "truyền miệng" như hiện nay, chỉ cốt cho quả chín mà không hề biết đến hàm lượng an toàn. Thậm chí, trước đây bà con nông dân thường dùng đất đèn để dấm trái cây. Khi đất đèn gặp nước sẽ sản sinh khí Acetylen (C2H2) giúp trái cây mau chín. Tuy nhiên trong đất đèn có chứa Arsenic và phosphorus độc, khi gặp nước đất đèn tạo mùi hôi khó chịu, dễ cháy, nổ. Đất đèn cũng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhức đầu, chóng mặt… nên nhiều nước cấm sử dụng.
Chưa được cấp phép sử dụng?
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết cách đây một thời gian đã rộ lên thông tin mít (và một số loại trái cây khác) được tiêm hóa chất để kích thích chín ép và Cục đã tiến hành kiểm tra, phát hiện hóa chất được sử dụng là ethephon.
Theo ông Hồng: “Tại Việt Nam, ethephon chưa được phép sử dụng để làm chín trái cây, tuy nhiên, bản chất của loại hóa chất này là “an toàn” nếu dùng với liều lượng nhỏ. nhưng do chưa được cấp phép sử dụng, hầu hết thuốc được nhập lậu từ Trung Quốc nên vẫn là hành động vi phạm pháp luật. Hiện nay, Việt Nam chưa cho phép sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để ủ chín trái cây”.
Việt Nam rất yếu trong lĩnh vực này nhưng thế giới nhiều nơi đã thực hiện rất hiệu quả, nhất là Trung Quốc. Một số nước còn khuyến khích doanh nghiệp dùng thuốc để ủ chín trái cây, với điều kiện thuốc đó phải được kiểm định và nằm trong danh mục cho phép (nếu có).
Bên ngoài mít còn xanh, gai nhọn, cứng, dày nhưng bên trong lại chín vàng rất đều do được thúc chín nhanh
Theo các chuyên gia, đối với hóa chất làm chín trái cây như các chất đã nêu trên là có thể sử dụng được nhưng phải tuân thủ các điều kiện cụ thể như:
Thu hoạch trái cây đạt độ chín công nghiệp (trái cây chưa chín hoàn toàn để dễ vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ và khi xử lý trái chín công nghiệp không làm thay đổi nhiều chất lượng trái so với trái cây để chín tự nhiên), tránh thu hoạch trái non. Phải nghiêm ngặt trong việc sử dụng thuốc: Thuốc phải được Cục Bảo vệ thực vật cho phép, sử dụng đúng nồng độ, liều lượng được hướng dẫn trên bao bì. Không sử dụng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhãn mác, không rõ chất phụ gia trong thuốc…Phải bảo đảm thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc.
Đối với bảo quản trái cây không nên sử dụng hóa chất diệt nấm bệnh đặc biệt là thuốc lưu dẫn, thuốc thuộc nhóm độc, phân hủy chậm, có nguy cơ gây quái thai, ung thư, vô sinh... Hiện nay có rất nhiều phương pháp bảo quản trái cây không dùng hóa chất như: bảo quản điều kiện lạnh, thay đổi thành phần không khí, xử lý bằng hơi nước nóng, chiếu xạ, bao bọc bằng màng sinh học…
Thông thường, đu đủ ép chín sẽ có màu vàng óng, vỏ trơn, khi ấn tay vào không có độ lún. Khi gọt vỏ vẫn còn nhiều nhựa, khi ăn ruột không mềm, ngọt, thơm mà cứng, sượng, vị ngọt rất nhẹ. Điều này trái ngược hoàn toàn với đu đủ chín cây vì đu đủ chín cây có vị ngọt tự nhiên, vỏ hay bị rám, không còn nhựa, thịt quả ăn mềm, thơm.
Bình luận của bạn