Con bị nấm miệng, làm cách nào chữa khỏi?

Nấm miệng là bệnh gây ra do nấm

Trẻ bị nấm miệng phải làm sao?

Nấm miệng, lưỡi trắng bợt dùng TPCN có ăn thua?

Nấm miệng: Biết để phòng tránh

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy trả lời:

Nấm miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa do trẻ ở lứa tuổi nhỏ nên rất khó chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng.

Nấm miệng là bệnh gây ra do nấm nên chúng ta có thể điều trị tại chỗ cho trẻ bằng thuốc kháng nấm Candida, đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ. Nystatin là thuốc hay được dùng để điều trị nấm miệng tại chỗ.

Miconazole dạng gel cũng là thuốc hay được dùng để điều trị nấm miệng. Dartarin là biệt dược của thuốc trong công thức cấu tạo chứa Miconazole.

Trình tự điều trị nấm miệng:

Đánh tưa miệng cho trẻ. Quá trình đánh tưa lưỡi có thể kích thích gây nôn trớ nên thời điểm đánh tưa miệng tốt nhất là lúc trẻ đói, trước ăn.

Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để đánh tưa lưỡi phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.

Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm Nystatin hay Miconazole với lượng vừa đủ. Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn chớ của trẻ.

Đối với đa số trẻ em bị nấm miệng, chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ là có thể điều trị thành công, chỉ một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch. Thường dùng thuốc uống là Nystatin dạng viên.

Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc từ các vật dụng có nhiễm nấm như núm vú giả, bàn chải, đồ chơi.

Trẻ còn bú mẹ bị tái nhiễm có thể do núm vú mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng...), khi đó nên bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị