Chỉ số BMI có thể không chính xác ở một số đối tượng
Điểm mặt 4 thói quen ăn uống giúp bạn giảm cân
Những bệnh nguy hiểm rình rập nếu chỉ số BMI vượt ngưỡng 25
Bất ngờ chuyện béo - gầy qua chỉ số BMI
BMI cao làm tăng nguy cơ ung thư gan
Tiến sỹ y khoa Mary L. Gavin - Trung tâm Truyền thông Nemours về lĩnh vực chăm sóc y tế cho trẻ em (Nemours Center for Children's Health Media), trả lời:
Chào cháu!
BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được các bác sỹ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó xem có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì.
Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo dư thừa trong cơ thể ở đâu.
Đối với trẻ em, nếu đánh giá tình trạng béo phì, thừa cân hay gầy mà dựa vào chỉ số BMI thường không chính xác. Nguyên nhân là do trọng lượng của trẻ và lượng mỡ trong cơ thể có thể thay đổi nhanh chóng khi chúng bước vào tuổi dậy thì.
Chỉ số BMI cũng có thể không chính xác với các vận động viên hoặc những người tập thể hình thường xuyên. Nguyên nhân là do các múi cơ sẽ luôn nặng hơn mỡ khiến cho chỉ số khối đo được sẽ không hoàn toàn chính xác, lúc đó BMI của họ sẽ luôn nằm ở mức béo hoặc rất béo. Chỉ số này cũng không chính xác với các bà bầu, phụ nữ đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.
Để xác định mình có bị thừa cân, béo phì hay không, cháu nên đến gặp bác sỹ để được khám và tư vấn cụ thể.
Chúc cháu và gia đình sức khỏe!
Ý nghĩa của chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). BMI từ 18,5 - 25 được xem là cân nặng bình thường. Từ 25 - 30 là thừa cân, và >30 là béo phì. BMI dưới 18 bị xem là thiếu cân.
Bạn có thể tính chỉ số BMI của mình tại đây
Bình luận của bạn