Làm thế nào để hấp thụ được nhiều vitamin, khoáng chất từ thức ăn?

Ăn nhiều nha đam, thực phẩm giàu probiotic... giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn

Bạn cần bao nhiêu vitamin B1 mỗi ngày?

Bổ sung 16 dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường thị lực

Đang mệt mỏi, uể oải: Những dưỡng chất cần bổ sung ngay

Sau sinh mổ, mẹ cần chú ý dinh dưỡng thế nào?

Nếu hay cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn, dễ bị nhiễm trùng… rất có thể bạn đang bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất. Để tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong thực phẩm, bạn có thể thử các cách dưới đây:

Bổ sung các enzyme tiêu hóa

Enzyme tiêu hóa là các chuỗi protein (amino acid) giúp tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Các enzyme tiêu hóa thông thường (bao gồm amylase, lactase, lipase và protease) được sản sinh trong đường tiêu hóa, có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ.

Dù các enzyme tiêu hóa thường được sản xuất trong cơ thể, chúng cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm tươi sống khác. Ví dụ như enzyme bromelain có trong dứa hay papain có trong quả đu đủ.

Dứa và đu đủ chứa các enzyme tiêu hóa tự nhiên, giúp tăng hấp thụ dưỡng chất

Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột (probiotic)

Các thực phẩm giàu lợi khuẩn đường ruột cũng giúp bổ sung nhiều loại enzyme, trong đó có cả enzyme giúp hỗ trợ tiêu hóa và enzyme giúp hấp thụ dưỡng chất.

Bạn có thể ăn các loại thực phẩm lên men như kimchi, bắp cải muối, sữa chua, nấm sữa kefir và tương nén (tempeh) để tăng cường khả năng hấp thụ các loại vitamin, khoáng chất trong thực phẩm.

Kết hợp một số thực phẩm nhất định

Kết hợp một số thực phẩm nhất định có thể giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ví dụ, ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt; Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C và chất béo cũng giúp cơ thể hấp thụ các vitamin nhóm B tốt hơn.

Dầu dừa có chứa nhiều các acid béo chuỗi trung bình (MCFAs), giúp tăng khả năng hấp thụ các chất chống oxy hoá trong thực phẩm. MCFAs trong dầu dừa thường ngắn hơn các acid béo trong các loại dầu khác, có nghĩa là chúng dễ dàng thâm nhập vào màng tế bào hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic

Về bản chất, prebiotic là các loại chất xơ không hòa tan mà cơ thể không có khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng lại là thức ăn cho các loại lợi khuẩn đường ruột, từ đó giúp cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất từ ​​thực phẩm một cách dễ dàng hơn.

Bạn có thể bổ sung prebiotic từ các loại rau củ như bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, rau chân vịt, tỏi, hành, măng tây và chuối.

Nha đam/lô hội

Nha đam/lô hội thường được sử dụng để trị bỏng, giúp các vết thương, vết cắt trên da mau lành. Ngoài các công dụng này, chúng còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ vitamin cho cơ thể.

Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế UC Davis (Mỹ), các nhà khoa học đã đánh giá việc bố sung nha đam/lô hội trong chế độ ăn hàng ngày tới khả năng hấp thụ vitamin C (500mg) và vitamin B12 (1 g). Kết quả nghiên cứu cho thấy, không chỉ khả năng hấp thụ các vitamin được tăng cường, nha đam còn giúp làm tăng khả năng hấp thụ các chất chống oxy hóa trong thực phẩm.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng