Đeo ba lô quá nặng có thể khiến trẻ bị chấn thương lưng
Trẻ nhỏ bị vẹo cột sống phải làm sao?
Cong vẹo cột sống phải điều trị thế nào?
Làm gì khi bị cong vẹo cột sống?
Cách chữa cong vẹo cột sống cho bé gái?
Chào bạn!
Trong ba lô của trẻ có thể chứa rất nhiều đồ như sách giáo khoa, đồ ăn nhẹ, nước và đồ dụng học tập... Những đồ dùng này có thể khiến trọng lượng ba lô tăng lên. Hiện nay, theo khuyến nghị của các nhà khoa học, trọng lượng sách và vật dụng bên trong ba lô không đượt vượt quá 10% trọng lượng cơ thể của trẻ.
Khi nói đến vẹo cột sống (một tình trạng mà cột sống bị cong bất thường), không có bằng chứng cho thấy mang ba lô nặng có thể gây ra điều này. Tuy nhiên, đeo ba lô nặng lại có thể khiến trẻ bị gù lưng, đi lảo đảo, tư thế đi xấu (trẻ có xu hướng ngả người về phía trước). Đeo cặp hoặc ba lô nặng có thể gây nén cột sống, cổ và vai. Điều này có thể dẫn đến đau và căng cơ.
Đeo ba lô nặng trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và khiến trẻ bị ngứa ran, tê chân tay.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên Tạp chí Spine cho thấy hơn 60% trong số 5.300 sinh viên được khảo sát bị đau liên quan đến việc đeo ba lô. Thêm vào đó, đeo ba lô mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ đau và chấn thương.
Trẻ em thường thích chọn ba lô màu sắc. Tuy nhiên, những chiếc ba lô này có thể khiến con bạn đau đớn và gặp thương tích. Do vậy, chọn mua ba lô cho trẻ, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn ba lô hoặc cặp có kích thước phù hợp. Ba lô của con bạn không được rộng hơn và dài hơn thân mình trẻ.
- Chọn ba lô có dây đeo vai rộng và có thể điều chỉnh dễ dàng.
- Chọn ba lô có đai ngực và đai hông và có nhiều ngăn. Điều này giúp phân bố trọng lượng khắp ba lô.
- Dùng túi xách có đệm ở sau lưng, những túi có lớp đệm mềm sẽ giúp giảm bớt lực ma sát trên thành túi của trẻ.
- Chọn ba lô có bánh xe nếu trẻ phải mang quá nhiều đồ đến trường.
- Nếu con cảm thấy đau nhức lưng khi đeo ba lô, bạn nên đổi ba lô cho con và đưa con đến gặp bác sỹ để được thăm khám.
Bình luận của bạn