Trẻ hắt hơi liên tục là do dị ứng hay cảm lạnh?

Trẻ bị hắt hơi liên tục là bị làm sao?

5 lý do khiến bạn bị hắt hơi liên tục

Sau khi ho và hắt hơi, vi khuẩn tồn tại trong không khí tới 45 phút

Vì sao lại khóc, cười, hắt hơi sau "yêu"?

Hắt hơi liên tục: Nguyên nhân vì đâu?

Bác sỹ Rupal Christine Gupta - Trung tâm Truyền thông Nemours về lĩnh vực chăm sóc y tế cho trẻ em (Nemours Center for Children's Health Media) trả lời: 

Dị ứng theo mùa và bệnh cảm lạnh thường có triệu chứng rất giống nhau. Nhưng bạn có thể tự hỏi và trả lời những câu hỏi dưới đây, để biết con bạn bị dị ứng hay cảm lạnh. 

Các mùa có thay đổi không? Nếu có, có thể bé bị dị ứng. Dị ứng theo mùa đến cùng một thời điểm mỗi năm và xung quanh cùng một điều kiện (ví dụ như khi lá bắt đầu rơi vào mùa Thu hoặc cây bắt đầu nở hoa vào mùa Xuân).

Các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, ngạt mũi hoặc sổ mũi là phản ứng của cơ thể đối với những chất gây dị ứng trong không khí (như phấn hoa hoặc bào tử nấm mốc).

Cảm lạnh là do virus có thể xuất hiện trong bất kỳ môi trường nào, bất cứ lúc nào trong năm, nhưng thường gặp nhất trong những tháng mùa Đông.

Các triệu chứng có xuất hiện đột ngột không? Nếu có, có thể bé bị dị ứng. Các triệu chứng của dị ứng theo mùa thường xuất hiện đột ngột và kéo dài. Các triệu chứng cảm lạnh có xu hướng giảm dần và thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày, nhưng dị ứng lại kéo dài đến khi không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng nữa, có thể là trong vài tuần hoặc vài tháng.

Con trai của bạn có bị ngứa, chảy nước mắt không? Nếu có, có thể bé bị dị ứng. Nhiều trẻ bị triệu chứng này khi một chất gây dị ứng gây ra viêm kết mạc. 

Bé có bị sốt không? Nếu có, có thể bé bị cảm lạnh. Các triệu chứng dị ứng không bao giờ đi kèm với sốt.

Hắt hơi liên tục kèm theo sốt là triệu chứng của cảm lạnh

Bé có bị chảy nước mũi màu vàng hay xanh không? Nếu có, có thể bé bị cảm lạnh. Nếu bị dị ứng, nước mũi chảy ra thường lỏng, xỉn màu.

Nếu bạn nghĩ rằng con trai bạn bị dị ứng, hãy nói chuyện với bác sỹ. Tiếp xúc với động vật, khói, phấn hoa, bụi, thực phẩm, xà phòng và nấm mốc và rất nhiều thứ khác nữa đều có thể gây dị ứng. Vì vậy, hãy cố gắng ghi lại bất cứ điều gì mới mà bé đã tiếp xúc. Xác định và loại bỏ nguyên nhân có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng.

Thông thường, cách duy nhất để biết chính xác một người có bị dị ứng hay không là làm thử nghiệm dị ứng. Điều này sẽ được thực hiện tại văn phòng dị ứng nhi khoa. Thử nghiệm có thể được thực hiện trên da (nơi có chất gây dị ứng được đặt dưới da để kiểm tra đáp ứng của cơ thể) hoặc làm xét nghiệm máu.

Nếu con bạn bị dị ứng, bác sỹ sẽ khuyên tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng và sử dụng thuốc chống dị ứng không kê đơn hoặc thuốc có kê đơn để giảm các triệu chứng. 

Nếu con bạn bị cảm lạnh, hãy đi khám trước khi cho trẻ dùng thuốc trị cảm lạnh không kê đơn. Có rất ít bằng chứng cho thấy chúng có tác dụng, trong khi lại có thể để lại các phản ứng phụ nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bạn có thể cho bé dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc giảm đau.

Bác sỹ có thể khuyên bạn nên sử dụng máy làm ẩm để giúp làm ẩm không khí. Ngoài ra, sử dụng nước muối sinh lý có thể giúp lỏng chất nhầy trong mũi, áp dụng cả với dị ứng và cảm lạnh.

An An H+ (Theo kidshealth.org)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị