Nhỏ không bị dị ứng thực phẩm, lớn lên bị dị ứng do đâu?

Dị ứng thực phẩm có thể gây nổi mề đay, phát ban

Vết muỗi đốt sưng to có nguy hiểm?

"Bóc mẽ" 8 mẹo trị dị ứng thường gặp

Dị ứng có di truyền không?

Trẻ tiếp xúc với kháng sinh sớm dễ mắc các bệnh dị ứng

Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard trả lời:

Chào bạn!

Trường hợp của bạn khi nhỏ không bị dị ứng với tôm, cua hay động vật có vỏ khác nhưng khi lớn lên lại bị dị ứng là một điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra.

Dị ứng thực phẩm là phản ứng miễn dịch miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại một số protein trong các loại thực phẩm. Dị ứng thực phẩm có thể chia làm 2 loại:

- Nhóm dị ứng sẵn có: Tức là ngay từ lần đầu hoặc lần 2 ăn đã bị dị ứng.

- Nhóm dị ứng phát sinh sau này: Tức là trước đây ăn không sao, nhưng sau này ăn vào thì bị dị ứng 

Dị ứng thực phẩm thường gặp ở trẻ em, nhưng khi bạn đã trưởng thành bạn vẫn có thể bị dị ứng thực phẩm. Bạn có thể phát triển dị ứng tại bất kỳ điểm nào trong cuộc sống. Cá và động vật có vỏ thường là tác nhân chủ yếu gây dị ứng.

Dị ứng thực phẩm ở người trưởng thành không tự hết khi họ già đi, điều này khác với trẻ em. Nhiều đứa trẻ khi lớn lên có khả năng dung nạp các thực phẩm vốn đã từng gây ra dị ứng khi còn nhỏ.

Để chắc chắn mình có bị dị ứng với tôm và động vật có vỏ không bạn nên thăm khám bác sỹ. Không nên kiểm chứng xem mình có dị ứng tôm không bằng cách ăn nhiều tôm. Bạn có thể nghĩ rằng tôi đang nói đùa nhưng một số bệnh nhân của tôi đã dùng cách đó để kiểm tra xem mình có bị dị ứng không.

Nếu bạn bị dị ứng với tôm, hãy loại bỏ tôm ra khỏi chế độ ăn uống của bạn:

- Đọc kỹ nhãn thực phẩm: Các nhà sản xuất thực phẩm thường ghi tất cả các thành trên nhãn. Vì vậy bạn hãy đọc kỹ nhãn để tránh mua sản phẩm có chứa thành phần gây dị ứng. Các nhà sản xuất thường xuyên thay đổi thành phần vì vậy bạn nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trong mỗi lần mua hàng.

- Hãy cẩn thận khi nấu: Nếu những thành viên trong gia đình bạn vẫn ăn tôm, bạn có thể sẽ tiếp xúc với một lượng nhỏ protein từ tôm và bị dị ứng. Vì vậy, nếu gia đình bạn vẫn ăn tôm, bạn hãy sử dụng nồi nấu riêng và bát, đũa riêng. Nếu không hãy rửa chén bát và đồ dùng kỹ trong nước ấm.

- Cẩn thận khi gọi đồ ăn ngoài: Khi ăn ngoài hàng hoặc khi gọi đồ ăn về nhà hãy cho đầu bếp hoặc người giao hàng biết mình bị dị ứng với thực phẩm nào.

- Mang theo thuốc epinephrine dùng để cấp cứu khi bị sốc phản vệ: Loại thuốc này thường dùng trong cấp cứu khi bị sốc phản vệ do dị ứng. Bạn chỉ cần mang theo khi bạn bị dị ứng cực kỳ nghiêm trọng.

Bạn có thể tự hỏi tại sao khi bạn dị ứng chỉ bị phát ban mà không gây ra triệu chứng đau bụng, tiêu chảy như dị ứng ở trẻ em. Trên thực tế, đôi khi dị ứng thực phẩm ở người lớn không gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nó chỉ gây ra triệu chứng trên da. Tuy không gây ra nhiều triệu chứng, nhưng người trưởng thành bị dị ứng thức ăn vẫn có thể tử vong, vì vậy bạn cần cẩn trọng với những triệu chứng mẩn đỏ, phát ban khi ăn một loại thức ăn nào đó.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và biên tập viên của Harvard Health Letter.

Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.

Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.


Gia Hân H+ (Theo Ask Doctor K)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị