Viêm tai giữa có thể gây điếc nếu không được phát hiện và điều trị
Trẻ bị viêm tai giữa thường xuyên có nên phẫu thuật?
Viêm tai giữa vào mùa: Phòng ngừa cho trẻ thế nào?
Nghe kém do viêm tai giữa phải làm sao?
Xì mũi không đúng cách, bé có thể bị viêm xoang, điếc
Tiến sỹ Rupal Christine Gupta - Bác sỹ Nhi khoa của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em Nemours, trả lời:
Viêm tai giữa là tình trạng vùng tai giữa nằm phía sau màng nhĩ bị viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em. Một số trẻ khi bị viêm tai giữa có thể bị mất thính lực tạm thời như trường hợp của con gái bạn. Nguyên nhân khiến trẻ mất thính lực tạm thời là do sự tích tụ của dịch trong tai. Tình trạng mất thính lực sẽ biến mất khi bé được điều trị.
Viêm tai giữa hiếm khi khiến trẻ bị mất thính lực vĩnh viễn (điếc). Tuy nhiên, nếu bé liên tục bị viêm tai giữa tái phát thì bé có nguy cơ bị mất thính lực vĩnh viễn do bệnh gây tổn thương màng nhĩ, xương tai hoặc ảnh hưởng đến các dây thần kinh thính giác.
Trong trường hợp của con bạn, bé đã hồi phục thính lực sau khi bị viêm tai giữa thì bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, hãy cho bé đi khám tai mũi họng. Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc dân gian nhỏ vào tai vì có thể sẽ gây nhiễm trùng và biến chứng nặng.
Nếu bé nhà bạn thường xuyên bị viêm tai giữa tái phát thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Để điều trị viêm tai giữa tái phát, bác sỹ có thể cho bé đặt ống thông nhĩ. Thông thường ống thông nhĩ có thể nằm trong màng tai khoảng một vài tháng, thậm chí lâu hơn. Khi chức năng vòi nhĩ trở lại bình thường thì ống thông khí sẽ tự rơi ra khỏi tai và màng nhĩ sẽ tự liền lại.
Chúc bạn và gia đình Sức khỏe!
Bình luận của bạn