- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Nếu không vệ sinh kỹ sau khi đi bơi, bé rất có thể bị mắc viêm tai giữa
Một ngụm nước hồ bơi cũng đã đủ gây bệnh!
Thuốc đột quỵ điều trị hiệu quả viêm tai giữa ở trẻ
Nguy cơ viêm tai giữa vì đi bơi mùa hè
Nhiều trẻ tuổi mẫu giáo mắc viêm tai giữa
Thông thường nước sẽ tự chảy ra ngoài, nhưng đôi khi nó bị đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm. Nếu không chữa kịp thời rất dễ dẫn đến viêm tai giữa mạn tính, giảm thính lực. Bên cạnh đó, trẻ đã có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.
Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị viêm tai giữa
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ:
Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 - 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật... Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
Rối loạn tiêu hóa: Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Tóm lại tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn... đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2 - 3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau: Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được; Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường; Không kêu đau tai nữa.... Khi đó, phụ huynh tưởng bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với dấu hiệu rất quan trọng: Chảy mủ tai.
Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.
Hãy bảo vệ đôi tai của bé khi đi bơi
Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.
Giai đoạn đầu: Khi màng nhĩ chưa thủng, phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. Ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các bác sỹ nhi khoa. Nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài, không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Nói chung, trong trường hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là chích rạch quá muộn. Vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1 - 2 ngày.
Giai đoạn hai: Điều trị xử lý triệt để các bệnh liên quan vùng mũi họng như: Viêm amidan, viêm họng, nhiệt miệng, viêm mũi, viêm xoang, viêm quanh răng....
Giai đoạn cuối: Màng nhĩ đã thủng; Ngoài các thuốc điều trị toàn thân, cần phải dùng thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Trẻ sau đó phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa.
Khi thấy trẻ đi bơi mà có những dấu hiệu sau, bạn phải cho trẻ ngừng bơi ngay lập tức và đưa trẻ đi khám tai: Ngứa tai: Do viêm nhiễm và là dấu hiệu sớm của nhiễm trùng. Đau tai: Cơn đau này thường tăng lên khi chạm vào hoặc khi nhai đồ ăn. Chảy mủ, chảy nước từ trong tai. Giảm thính lực, nghe không rõ. Phòng ngừa viêm tai giữa do đi bơi: Chọn bể bơi có chất lượng nước sạch. Sau mỗi lần bơi nên lau tai bằng khăn sạch. Nhỏ dung dịch sát khuẩn nhẹ (như betadin 10%, nước muối 0,9%) và nghiêng đầu để cho cả thuốc và nước chảy ra ngoài. Đặc biệt, không dùng tăm bông để ngoái sâu vào trong tai. Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã từng mổ tai thì bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi đi bơi. |
Thanh Hà H+
Bình luận của bạn