Xì mũi không đúng cách gây viêm xoang và điếc
Giải quyết chứng nghẹt mũi hiệu quả
Mẹo đơn giản trị ngạt mũi hiệu quả
Chăm sóc bé bị ngạt mũi, khó thở như thế nào?
Ù tai do ngạt mũi kéo dài phải làm sao?
Mắc bệnh vì xì mũi không đúng cách
Thời tiết đang độ giao mùa, mưa nắng thất thường nên gần đây bé Bin nhà chị Hồng Anh liên tục bị ngạt mũi. Thấy con bị ngạt mũi, chị Hồng Anh (Hà Đông, Hà Nội) bắt con xì mũi liên tục. Khi mẹ bắt xì mũi, Bin thường bịt cả 2 lỗ mũi để xì. Điều này khiến dịch ứ đọng trong mũi đi ngược lên tai. 2 ngày sau bé đỡ bị ngạt mũi nhưng lại lên cơn sốt và kêu đau tai. Chị đưa Bin đi khám, bác sỹ kết luận bé bị viêm tai giữa. Lúc này chị mới biết con mình mắc bệnh do xì mũi không đúng cách.
Theo ThS.BS Phan Kiều Diễm - Nguyên bác sỹ Tai Mũi Họng, Bệnh viện 198: "Viêm tai giữa có 99% xuất phát điểm từ viêm mũi họng. Dù không quá nhiều trường hợp bị viêm tai giữa, viêm xoang do thói quen xì mũi không đúng cách như con chị Hồng Anh, nhưng không phải không có. Khi bé xì mũi, áp suất mạnh quá nên dẫn đến tình trạng dịch ứ trong mũi đẩy ngược lên tai. Với trẻ em, ống dẫn từ mũi họng lên tay ngắn (khoảng 0,5cm), lại nằm ngang, thẳng nên rất dễ đẩy dịch ngược lên. Cũng không ít người lớn do xì mũi nhiều lần, dùng lực mạnh nên dù đường dẫn này nằm chếch khoảng 45 độ, dài 4,5cm nhưng vẫn bị dịch đẩy ngược lên tai, gây tắc ống dẫn, ù tai khó chịu".
Cũng theo bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: "Xì mũi tưởng là đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Mũi và tai thông với nhau qua vòi nhĩ, mũi và xoang thông với nhau qua các lỗ thông xoang. Khi xì mũi không đúng, ta sẽ đẩy nước mũi lẫn với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn vào tai, gây viêm tai hoặc vào xoang gây viêm xoang".
Xì mũi thế nào cho đúng?
Theo các bác sỹ, xì mũi đúng cách sẽ giúp trẻ đẩy được một phần dịch mủ của xoang ra khỏi mũi xoang. Chỉ được xì mũi khi hai hốc mũi thực sự thông thoáng, khi xì mũi chỉ được bịt từng bên lỗ mũi một, không được bịt cả 2 bên, lỗ mũi còn lại phải thông thoáng cho không khí chạy ra.
Xì mũi không đúng cách rất nguy hiểm với trẻ
Cách xì mũi đúng:
– Chỉ bịt một lỗ mũi, một bên để thoáng.
– Hơi cúi đầu, ngậm miệng, thở mạnh ra.
– Đổi bên và làm lại như vậy, mỗi bên làm 2 - 3 lần cho sạch.
Khi trẻ bị ngạt hoặc tắc mũi, phải nhỏ thuốc co mạch trước, 1 - 2 phút sau mới thực hiện xì mũi. Khi trẻ bị bệnh lây lan như sởi, cúm... nên cho trẻ xì mũi ra khăn giấy dùng một lần. Đặt khăn ở trước lỗ mũi để ngăn các chất xì bắn ra ngoài, làm bệnh lan truyền. Nếu bé bị ngạt mũi lâu ngày, phụ huynh nên đưa con tới bác sỹ chuyên khoa khám và hút mũi cho bé, không nên để dịch ứ đọng trong mũi lâu, gây tắc mũi dẫn đến nhiều biến chứng khác...
Với những bé quá nhỏ, cần có sự hỗ trợ của mẹ thì nên nhỏ mũi bằng nước ấm để dịch trong mũi loãng ra, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút ra.
Để bảo vệ trẻ trước các bệnh về hô hấp như sổ mũi, viêm mũi, nghẹt mũi, ho, viêm họng,… cách tốt nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ có thể cho bé sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch và giúp trẻ khỏe mạnh hơn, chống lại bệnh tật.
Bình luận của bạn