Trĩ khi mang thai – Tác hại khôn lường

Bị trĩ khi mang thai ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và con

Có đến 60% dân số Việt Nam bị mắc bệnh trĩ?

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

An Trĩ Vương - Lựa chọn tốt cho người bệnh trĩ

Rau củ quả giúp tiêu trừ bệnh trĩ

Bệnh trĩ - đau này biết kể cùng ai

Đứng không được, ngồi chẳng yên

Chị Vũ Thị Đ. (27 tuổi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) phát hiện bị bệnh trĩ khi mang thai ở tháng thứ 4. Ban đầu, chị chỉ có triệu chứng táo bón và khó chịu vùng hậu môn. Bây giờ, khi đã mang thai ở tháng thứ 7, búi trĩ sa xuống đau nhức, thai nhi to nên chứng bệnh càng nặng nề hơn trước, khiến chị đứng không được mà ngồi cũng chẳng yên. 

Bệnh trĩ là bệnh có liên quan đến hậu môn trực tràng, được hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Các triệu chứng thường gặp là chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, khó chịu…

“Khổ nhất là lúc đi vệ sinh, chỉ nghĩ đến là mình đã muốn khóc rồi. Bị trĩ nặng nhưng mình lại không dám dùng thuốc, sợ ảnh hưởng đến con”, chị Đ. tâm sự. Ngoài việc giữ vệ sinh hàng ngày, chị Đ. thường cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, mát nhưng tình hình chẳng cải thiện được là bao.

Búi trĩ ngày càng sưng to và đau nhức, khiến chị Đ. khi ngồi làm việc mặt mày lúc nào cũng nhăn nhó. Ai hỏi đến, chị cũng đỏ mặt, không dám nói ra vì xấu hổ. “Có bệnh mà không dám chữa, cũng chẳng dám nói với ai. Thôi đành “sống chung với lũ” chứ biết làm thế nào”, chị Đ. ngao ngán thở dài. 

Đừng chủ quan với trĩ khi mang thai!

Một lần đi khám thai, thấy chị cứ đứng ngồi không yên, bác sỹ hỏi chị mới dám tâm sự thật rằng bị trĩ, lại bụng to, đứng thì mệt mà ngồi thì đau, nên chị không biết làm thế nào cho phải.

Theo thạc sỹ, dược sỹ Nguyễn Thị Hoa Hiên – Bộ môn Dược, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, chị em bầu bí không nên giấu bệnh và cũng không nên quá chủ quan với trĩ khi mang thai. Bởi nếu mẹ bị đau đớn, mệt mỏi, khó chịu, stress, tất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Một trong những nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón. Phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trĩ gây đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng, thậm chí gây chảy máu khi đi tiêu, làm gia tăng sự thiếu máu trong thai kỳ.

Có một vài trường hợp,bệnh trĩ gây biến chứng nguy hiểm như chảy máu dữ dội, viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ, vỡ búi trĩ, rối loạn chức năng đi tiêu và gây các bệnh thứ phát kèm theo như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng, nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn, viêm nhiễm phụ khoa, ung thư trực tràng…

Các bác sỹ khuyến cáo, nếu bị trĩ khi mang thai, chị em cần được thăm khám và điều trị ngay, tránh để trĩ gây biến chứng, nguy hại tới sức khỏe của cả mẹ và con. 

Đứng không được, ngồi cũng chẳng xong với trĩ

Dùng thực phẩm chức năng?

Với phụ nữ mang thai, việc điều trị trĩ sẽ khó khăn hơn so với người bình thường. Bởi, trong giai đoạn này, dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể có nguy cơ ảnh  hưởng đến thai nhi. Do đó, việc can thiệp bằng các biện pháp như phẫu thuật, thắt trĩ, mổ longo hoặc sóng cao tần, đặt thuốc vào hậu môn, kem thoa ngoài… không được khuyến khích. Trong trường hợp trĩ đã có biến chứng, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sỹ sẽ có biện pháp xử trí thích hợp.

Hiện nay, để giảm nhanh các triệu chứng đau, chảy máu hậu môn và giúp co búi trĩ, nhiều chị em đã tìm đến một giải pháp an toàn và hiệu quả, đó là sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Một vài thai phụ băn khoăn không biết phụ nữ mang thai có nên sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị trĩ hay không? Giải đáp câu hỏi này, dược sỹ Nguyễn Thị Hoa Hiên cho rằng: “Với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và trẻ em, dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, cũng cần tham vấn ý kiến của bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa”.

Dược sỹ Hoa Hiên cho biết thêm, thực tế cho thấy, không thể phủ nhận tác dụng của các loại thực phẩm chức năng trong việc giảm đau, cầm máu, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn trong thai kỳ, một số phụ nữ thường nhạy cảm với các cơn co bóp tử cung. Một số dược liệu, hoạt chất có thể làm tăng nguy cơ này. Vì thế, trước khi sử dụng, cần tham vấn ý kiến của người có chuyên môn.

Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm chức năng, các mẹ cũng cần tăng cường bổ sung thêm thực phẩm nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn hàng ngày để tránh táo bón như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả. Đặc biệt, hãy uống nhiều nước và duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên. 

Sản phẩm tham khảo:

An Trĩ Vương
Thành phần: Cao diếp cá, cao đương quy, magne carbonat, rutin, curcumine
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…);
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh táo bón;
- Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa
- Có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú;
- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trisomos HH

Thành phần: Hoa hòe, đương quy, diếp cá, thảo quyết minh, cam thảo, phụ liệu: Talc, magnesi stearate.
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ;
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;
- Giúp tăng cường tiêu hóa;
- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.




An trĩ Nano
Thành phần: Nano curcumin, cao hạt dẻ ngựa chuẩn hóa, cao diếp cá, cao đương quy, rutin, phụ liệu: magne sulfat, tinh bột.
Công dụng:
- Giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ;
- Cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa) và các biến chứng xuất huyết của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn);
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;
- Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch;
- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thiên Vân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng