Bệnh cúm có thể phát triển thành viêm phổi?

Ho, khó thở, thở khò khè là dấu hiệu thường gặp của viêm phổi

Bé bị cảm cúm có dấu hiệu gì?

Giảm khả năng nghe sau đợt cảm cúm

Khi cha mẹ vô tình làm con bệnh nặng hơn

Đừng "tưởng bở" cảm cúm chỉ là bệnh nhẹ

TS. Sanjay Gupta, Trung tâm Y tế Trường Đại học Y Michigan (Hoa Kỳ) trả lời:

Bạn thân mến!

Qua nội dung thông tin mà bạn cung cấp, khả năng cháu nhà mắc viêm phổi là khá cao. Thực tế cho thấy, có khoảng 1/3 các trường hợp bị viêm phổi do virus đường hô hấp, thường gặp nhất là cúm. Bên cạnh đó, viêm phổi cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn, ít phổ biến hơn có thể kể đến là nấm hoặc ký sinh trùng.

Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, tạo thành ổ viêm. Bệnh lý thường không quá nghiêm trọng và tương đối dễ dàng để điều trị. Dẫu vậy, nó cũng có thể đe dọa tới tính mạng, nếu đối tượng mắc là người rất trẻ, người cao tuổi và những người được chẩn đoán có bệnh mạn tính.

Một khi các sinh vật gây viêm phổi xâm lấn các mô phổi, các phế nang (túi khí trong phổi) sẽ bị lấp đầy bởi các chất dịch và mủ, từ đó làm cho bệnh nhân cảm thấy khó hít thở, thở phát ra tiếng khò khè. Các triệu chứng kèm theo thường bao gồm ho, sốt, mệt mỏi và buồn nôn.

Ngoài viêm phổi do biến chứng của cúm thì viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cũng khá phổ biến. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là một tình trạng viêm phổi phát triển và lây truyền từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với vi khuẩn, virus tại nơi công cộng như bệnh viện, trường học...      

Một dạng nữa là viêm phổi không điển hình, hình thức ít nghiêm trọng hơn của viêm phổi do vi khuẩn. Nó rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cúm, nhưng bạn có thể hoàn toàn nhận ra nếu thấy các triệu chứng tồn tại trong hơn một tuần và trở nên nặng lên, hơi thở nhanh, gấp, bệnh nhân bị khó thở hoặc đau ngực.

Dù ở hình thức nào thì viêm phổi là bệnh lý không thể chủ quan và bạn nên đưa con đi khám tại bệnh viên. Ở đây, các bác sỹ sẽ phát hiện viêm phổi bằng cách lắng nghe hơi thở, xem ảnh chụp X-quang ngực, cùng với xét nghiệm máu, phân tích chất dịch từ phổi để xác định vi sinh vật gây bệnh.

Loại thuốc được quy định để điều trị viêm phổi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nhiễm trùng. Chẳng hạn, kháng sinh sẽ được chỉ định cho bệnh viêm phổi do vi khuẩn, thuốc kháng virus cho một số loại viêm phổi do virus và dùng loại thuốc kháng nấm nếu viêm phổi được truy nguồn là do sự xâm hại của nấm.

Cuối cùng, để giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi cho con, bạn nên hướng dẫn cháu thực hành vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi. Nên đưa cháu đi chích ngừa ngừa cúm để cơ thể có thể chống lại bệnh cúm và phòng tránh viêm phổi liên quan đến cúm.

Chúc cháu mau khỏe!

TS. Sanjay Gupta tốt nghiệp tiến sỹ tại Trường Đại học Y Michigan (Hoa Kỳ).

Ông là tác giả của 3 cuốn sách bán chạy nhất viết về y học và sức khỏe là: Chasing Life (2007), Cheating Death (2009) và Monday Mornings (2012).

Hiện, ông là Trưởng Ban Chuyên mục Sức khỏe của Tạp chí TIME, Hoa Kỳ.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị