Người không có thẻ BHYT sẽ chịu mức viện phí mới (Ảnh minh họa: Duy Tuyên).
Giấc ngủ trưa dài có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường type 2
Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội lãi 32.000 tỷ đồng
Chỉ mới 60% người cao tuổi có thẻ BHYT
Tăng viện phí, người bệnh sẽ chi trả như thế nào?
Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, Bộ này đã xây dựng Dự thảo Thông tư điều chỉnh viện phí đối với người không có thẻ BHYT.
Theo ông Liên, từ tháng 3 đến nay, viện phí đã có 2 lần điều chỉnh đối với nhóm người có thẻ bảo hiểm y tế. Cụ thể, ngày 1/3, viện phí của người có BHYT tăng khoảng 30% do tính thêm các chi phí phụ cấp ngày trực, phụ cấp thủ thuật. Để tránh tác động lớn đến xã hội, hiện nay mới có 16 tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT trên 85% tính theo mức giá viện phí mới này. Theo lộ trình, từ nay đến hết năm 2016, các tỉnh còn lại sẽ điều chỉnh viện phí theo giá mới.
“Hiện người chưa có thẻ BHYT vẫn chịu viện phí theo giá cũ chưa điều chỉnh. Tuy nhiên, điều này tạo ra sự mất bình đẳng giữa người có và không có BHYT. Việc điều chỉnh viện phí ở nhóm không có BHYT cũng tạo động lực khuyến khích người dân tham gia BHYT”, ông Liên cho biết.
Theo dự thảo, từ 1/1/2017, viện phí của người không có BHYT sẽ tăng khoảng 30% và đến 1/7/2017 sẽ tăng 50% so với hiện nay. Có không ít dịch vụ tăng gấp 2, 3 lần. Mức giá này giống như giá của nhóm có BHYT, tuy nhiên, người bệnh không có BHYT sẽ phải thanh toán 100%. Đây là chi phí khổng lồ, nếu như các ca bệnh đắt tiền, chi phí lên đến vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng.
Cụ thể, tiền khám bệnh trong tháng 3 ở bệnh viện (BV) hạng 1 vẫn là 20.000 đồng/lượt khám; BV hạng 2 là 15.000 đồng, BV hạng 3 là 10.000 đồng, BV hạng 4 là 7.000 đồng. Đến tháng 7, tiền khám sẽ tăng lên tương đương các hạng BV là 39.000 đồng; 35.000 đồng, 31.000 đồng và 29.000 đồng. Còn từ 1/3, tiền giường điều trị Hồi sức tích cực ở BV hạng đặc biệt tăng từ 335.000 lên 354.000 đồng, còn tháng 7 tăng lên 677.000 đồng/người. Ngoài ra giá viện phí cũng được điều chỉnh với khoảng 1.900 dịch vụ y tế. Mức giá này cũng tương đương với giá của nhóm BHYT.
Theo ông Liên, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương chuyển phần ngân sách đang cấp tiền lương cho các bệnh viện hiện nay để hỗ trợ 30% còn lại cho người cận nghèo tham gia BHYT, nâng mức hỗ trợ người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình để họ tham gia BHYT (hiện nay đang hỗ trợ tối thiểu 30%).
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các tỉnh phải bố trí ngân sách và huy động các nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh người nghèo của tỉnh, chỉ đạo các bệnh viện sử dụng một phần chênh lệch thu chi để lập Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh, để hỗ trợ các trường hợp có khó khăn trong chi trả viện phí.
Bình luận của bạn