Khoai tây Peru có gì khác biệt?

Đầu bếp Maria Rosa Vasquez mời thực khách nếm thử món Khoai tây nướng/hấp kèm sốt Peru.

Ẩm thực giúp thắt chặt quan hệ ngoại giao Peru – Việt Nam

12 lễ hội ẩm thực độc đáo khắp thế giới

Khoai tây: Nguồn dinh dưỡng không nên bỏ qua

Vài nét về thế giới ẩm thực độc đáo của Peru

Chiều ngày 21/9, Hội thảo “Giới thiệu khoai tây Peru 2016” đã diễn ra tại khách sạn Sheraton (Hà Nội). Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động thuộc “Tuần lễ xúc tiến văn hóa ẩm thực Peru 2016” lần thứ 2 với chủ đề “Sắc màu Peru”.

“Khoai tây Peru và khoai tây Việt khác nhau từ hình dạng, màu sắc, đặc biệt khác nhau ở chất lượng. Khoai tây Peru đa phần là hàm lượng chất khô cao nên có hương vị ngon hơn khoai tây Việt Nam” TS. Đào Huy Chiên – Chuyên gia khoai tây cho biết.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Stef de Haan - Đại diện Trung tâm nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) khẳng định: “Quê hương của khoai tây là từ Peru, bắt nguồn từ hơn 8.000 năm trước tại dãy núi Andes. Tại Peru, bạn có thể tìm thấy hơn 3.500 giống khoai tây khác nhau.” 

TS. Stef de Haan - Đại diện CIAT: "Năng suất nuôi trồng khoai tây Peru đang giảm nhưng chất lượng lại ngày một tăng."

Một số bằng chứng khoa học cho thấy khoai tây đã được thuần hóa sớm nhất từ khoảng 8000 năm trước trên dãy núi cao Andes ở phía Đông Nam Peru. Những phát hiện khảo cổ lâu đời nhất đã phát hiện khoai tây có nguồn gốc lâu đời tại khu vực hồ Titicaca, Peru.

Các giống khoai tây cổ có một chút vị đắng và chứa một lượng nhỏ các chất độc. Tuy nhiên, người dân Peru đã nỗ lực chọn củ giống thích hợp cho canh tác và cải thiện chất lượng, tạo ra các củ khoai tây ngon và ít độc tố hơn. Khoai tây dần trở thành một lương thực quan trọng và là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong các bữa ăn của người dân Nam Mỹ.

Khoai tây Peru có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại khoai tây khác do điều kiện trồng, sơ chế và bảo quane

Các giống khoai tây Peru đa dạng về kích thước, hình dạng, màu sắc, hương vị và hàm lượng chất khô,… nhưng tất cả các giống khoai tây đều có vị trí riêng trong nền văn hóa ẩm thực Peru. Đặc biệt, Peru nổi tiếng với các giống khoai tây nhiều màu sắc. Các củ khoai tây có sắc tố chứa nhiều chất dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa hơn so với các loại khoai tây thông thường.

Những người nông dân Peru có một phương pháp dự trữ khoai tây rất đặc biệt. Các củ khoai tây sau khi được thu hoạch sẽ trải qua quá trình làm sạch, phơi khô, sàng lọc nhiều lần trong vòng 38 ngày. Sau quá trình sơ chế như vậy, các củ khoai tây có thể để được tới 10 năm.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên về cách lựa chọn khoai tây tốt nhất. Theo đó, màu sắc không ảnh hưởng tới chất lượng của củ khoai tây. Bạn nên chọn các củ đẹp, cầm chắc và nặng tay vì chúng có hàm lượng chất khô cao, tươi ngon hơn.

Hiệp Nguyễn - Vi Bùi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng