Cà phê hữu cơ: Hướng đi mới cho ngành cà phê Việt

Hội thảo "Cà phê Peru" nằm trong chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch và văn hoá Peru tại Việt Nam.

Xu hướng phong cách các quán cà phê hiện nay

4 chuỗi cà phê được giới trẻ Hà thành nô nức "check in"

WHO: Uống cà phê không bị ung thư

Cách làm Pisco Sour – cocktail trứ danh của người Peru

Vài nét về thế giới ẩm thực độc đáo của Peru

Sự kiện này diễn ra nằm trong chuỗi các hoạt động được tổ chức nhân dịp quốc khánh Peru (28/7) và kỷ niệm 22 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Peru và Việt Nam.

Tham dự hội thảo có ông Luis Tsuboyama – Đại biện Đại sứ quán Peru tại Việt Nam, ông Nguyễn Viết Vinh – Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) cùng nhiều doanh nghiệp và những người quan tâm đến hạt cà phê.

 Ông Luis Tsuboyama – Đại biện Đại sứ quán Peru tại Việt Nam phát biểu khai mạc

Theo ông Luis Tsuboyama, xuất phát từ thực tế Việt Nam vừa là một nhà xuất khẩu cà phê lớn đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ cà phê, sản phẩm cà phê Peru được lựa chọn tham dự hội thảo "Cà phê Peru" để truyền tải câu chuyện về đất nước và con người Peru. Không những thế, ông Luis tin tưởng rằng bằng hạt cà phê có thể mang hai nước xích gần nhau hơn, mở rộng giao lưu văn hoá và phong cách sống của người dân hai nước.

Việt Nam và Peru đều là hai nhà sản xuất cà phê nhưng ông Luis đánh giá đây không phải là một thách thức với hai nước xét đến khả năng cạnh tranh trên thương trường. Ông cho hay, thứ nhất, Việt Nam sản xuất cà phê Robusta, thiên về vị, trong khi Peru sản xuất cà phê Arabica, thiên về hương. Thứ hai, phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê nhân trong khi cà phê xuất khẩu của Peru là cà phê thành phẩm. Theo ông Luis, trong tương lai, Việt Nam có thể học hỏi kỹ thuật chế biến hạt cà phê của Peru, đồng thời hai quốc gia có thể chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê ra các thị trường thế giới.

Ông Nguyễn Viết Vinh – Tổng Thư ký Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) chia sẻ về cơ hội phát triển ngành cà phê Việt Nam

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Viết Vinh chia sẻ, đây cũng là dịp để ngành cà phê Việt Nam có thể học hỏi hướng sản xuất cà phê hữu cơ của Peru, tiến tới xóa bỏ tình trạng lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất gây nhiều hậu quả với môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, qua đó nâng cao tỷ lệ chế biến để tăng giá trị gia tăng của hạt cà phê cũng như nâng mức tiêu thụ nội địa.

Không những thế, sự xuất hiện của cà phê Peru sẽ thêm cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được lựa chọn thưởng thức cà phê chất lượng ngoài các sản phẩm khác từ các tên tuổi đã được biết đến như Colombia hay Brazil…

Chiều cùng ngày, Hội thảo “Xúc tiến thị trường du lịch Peru” cũng được diễn ra và kết thúc chuỗi sự kiện với lễ hội ẩm thực và âm nhạc Peru trong tiệc tối “Peru Muscho Gusto” tại khách sạn Sheraton (Hà Nội). 

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Một barista đang trình diễn cách pha cà phê Pour Over đặc biệt khác với pha phin truyền thống. Được biết đây cũng là xu hướng pha cà phê mới đang thịnh hành

Ly cà phê Lavado - kết quả của cách pha chế Pour Over. Với cách pha này, ly cà phê cơ bản uống gần giống trà nhưng có mùi hương cà phê rất thơm, hàm lượng caffein rất thấp...

Tách cà phê Capuchino làm từ TunKin Coffee - một loại cà phê nổi tiếng của Peru đã được chứng nhận trong một cuộc thi cà phê quốc tế 

Mun Mun H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin