Một sự nhịn, chín sự lành!

“Một sự nhịn là chín sự lành”, dạy cho ta cách ứng xử trong những trường hợp dễ dẫn đến nóng đầu hành xử thiếu kiềm chế.

Người huyết áp cao, mỡ máu, tim mạch làm gì để giảm triệu chứng hậu COVID-19?

Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và cách điều trị tại nhà

Bí quyết sử dụng vỏ chuối trị mụn dễ làm và hiệu quả

Thực phẩm ăn sáng giúp giảm mỡ bụng hiệu quả

Lật giở những thông tin liên quan đến y tế trong dịp Tết Nguyên đán những năm trở lại đây. Chỉ trong 6 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần (2022) vừa qua đã có tới hàng nghìn vụ ẩu đả, đánh nhau xảy ra trên cả nước. Đáng chú ý có tới gần 200 ca đã tử vong. Con số này thậm chí còn nhiều hơn cả số người chết vì tai nạn giao thông cũng trong 6 ngày Tết. Tin đưa của Truyền hình Thông tấn của Thông tấn xã Việt Nam.

Còn những năm trước đó, như tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và báo Vietnamnet, trong báo cáo nhanh của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ về công tác y tế trong 5 ngày Tết 2019 (từ 28 đến mùng 3 Tết Kỷ Hợi), chỉ tính riêng từ sáng mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết, tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau là 734 trường hợp. Trong đó, phải nhập viện theo dõi là 435 trường hợp, 1 ca tử vong, giảm 21% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất. Trong đó, có tới 98 trường hợp cấp cứu do có liên quan đến rượu bia. Nếu tính cả 5 ngày Tết, cả nước đã có gần 35.000 ca khám, cấp cứu do đánh nhau, trong đó có hơn 1.800 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và 11 trường hợp tử vong.

4107_ruoubia12-8693-1528510519

Rượu không phải là nguyên nhân chính trong các cuộc ẩu đả gần đây (ảnh minh họa)

Trong 7 ngày nghỉ Tết Mậu Tuất năm 2018, cả nước có gần 4.200 trường hợp đến cấp cứu do đánh nhau, trong đó có 13 trường hợp tử vong. Báo Tin tức của TTXVN thì đưa: Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, số ca cấp cứu do ẩu đả giảm mạnh. Cụ thể, trong 3 ngày nghỉ Tết có 1.660 ca cấp cứu tai nạn do ẩu đả (giảm 499 trường hợp so với cùng kỳ Tết Kỷ Hợi), chiếm 2% trong tổng số ca cấp cứu tại các bệnh viện, trong đó có 1.213 ca phải nhập viện điều trị, 5 trường hợp tử vong (giảm 3 trường hợp so với Tết Kỷ Hợi).

Cớ sao người ta lại hay “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” nhau vào dịp Tết - cái dịp mà đáng nhẽ ra mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng mới phải! Câu hỏi xin dành cho các chuyên gia xã hội học, tội phạm học, tâm lý học…

Báo chí thì cũng đã đi tìm câu trả lời cho hiện tượng đau lòng này. Như VOV, trong bài đăng ngày 15/2/2021, dẫn lời các chuyên gia, ẩu đả trong dịp Tết không chỉ do một nguyên nhân từ rượu bia. Sự cố đánh nhau với ai đó có thể là nhất thời, là phút giây thiếu kiềm chế bản thân, nhưng gốc gác của vấn đề bắt nguồn từ quá trình tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người.

co-y-gay-thuong-tich-la-gi_2610141724

Sự thiếu kiềm chế, "thiếu nhịn" là nguyên nhân dẫn tới các cuộc ẩu đả, đánh nhau

Về phần tôi thì từ khi còn là thành phần nghịch thứ ba, xếp sau “Quỷ và Ma”, cứ nhớ mãi câu nói của bà ngoại mỗi khi chứng kiến cuộc “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” của người thiên hạ. “Con ơi nhớ lấy, chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang. Đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ." Ông bà ta đã đúc kết như vậy. Chưa đánh được người thì nộ khí xung thiên. Đánh được người rồi dẫn đến thương tích, mà nhất là dẫn đến án mạng thì tội tày đình. Khi ra trước vành móng ngựa, hối cũng không kịp nữa rồi!

 

 

Lại nhớ tục ngữ có câu răn “Một sự nhịn là chín sự lành”, dạy cho ta cách ứng xử trong những trường hợp dễ dẫn đến nóng đầu hành xử thiếu kiềm chế. Mà không chỉ vậy, đấy còn là sự đúc kết từ cách ứng xử tinh tế của ông cha ta trong giao tiếp và hành động hướng đến cái kết quả cuối cùng tốt đẹp, bền vững. Trong thời đại chúng ta đang sống có biết bao áp lực dồn nén lên mỗi cá nhân. Có biết bao mối quan hệ song phương, đa phương chằng chịt lợi ích ràng buộc đối với mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ. Không phải lúc nào cũng có thể hài lòng. Trong bất cứ tình huống nào thì những bài học của cha ông để lại vẫn luôn có ý nghĩa lớn lao!

Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa