Giữ hoa luôn tươi ngày Tết - Mang sinh khí tốt đến nhà!

Giữ hoa luôn tươi và bền theo phong thủy để mang đến sinh khí tốt đẹp vào không gian sống

Kẹo Tết nhãn ngoại, ruột "phế phẩm"

Tết 2015: Triển khai tốt trực cấp cứu tại điểm bắn pháo hoa

Người dân vẫn còn cơ hội mua vé tàu Tết

Tết 2015: Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 31 điểm

Thưởng Tết 2015: Nơi gần nửa tỷ, chỗ nhận mỳ chính

Quy tắc chung

Trước khi cắm bất kỳ loại hoa nào bạn cũng phải nhớ cắt gốc hoa trong nước để cánh hoa hút được nước, giữ hoa tươi lâu. Sau đó, tiếp tục ngâm hoa trong nước khoảng 5 - 10 phút rồi mới cắm.

Khi cắm hoa vào bình, bạn hãy rửa thật sạch lọ, nhưng nhớ xúc cho hết xà phòng bởi nếu còn sẽ làm thay đổi độ pH của nước khiến hoa nhanh tàn. Cắt bỏ tất cả các lá bị chìm dưới nước. Nếu có bông hoa trong bình bị héo, bạn phải lấy bông hoa này ra, vì chúng có thể ảnh hưởng đến các hoa xung quanh.

Không để bình hoa ở nơi có nhiệt độ nóng hoặc nơi ánh mặt trời có thể chiếu vào. Thay nước hoa mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối. Buổi tối nhớ mang hoa ra phơi sương và “hít thở” khí trời để hoa lâu tàn.

Với từng loại hoa

Hoa đào: Khi mua hoa đào về, bạn nên đốt cành và đốt gốc để nhựa cây không bị chảy, chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài. Phải chú ý khâu đánh cây, tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu. Khi cần mang đi xa, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay từ trước đó 1 - 2 tháng. Đối với thời tiết lạnh, hoa đào không nở kịp bạn có thể bạn cũng có thể tưới nước ấm, nếu thấy nụ còn nhỏ thì nên tưới sớm hơn.

Hoa mai: Chú ý nên tưới ướt đất nhưng không quá nhiều nước, cây sẽ bị ngập úng hoặc bạn có thể đào rãnh xung quanh chậu để giảm khả năng mai bị ngập úng. Khi hoa bắt đầu nở, bạn nên pha nước với ít phân ure (khoảng 5% đến 7%) để tưới cho cây. Vào những ngày Tết, để giữ cho cánh hoa không bị rụng nên tưới nước trà pha loãng vào gốc hoặc trước Tết 5 - 7 ngày thêm một lượng phân kali (pha loãng với nước 5 - 10%) để tưới cây.

Chú ý nên tưới ướt đất cho hoa mai nhưng không quá nhiều nước (Nguồn: Internet)

Hoa hồng: Không nên tỉa hết gai của hoa. Khi thay nước, tránh rút hoa ra khỏi lọ. Nên cắt gốc hoa mỗi ngày một lần. Buổi tối, đem hoa ra ngoài cho hoa "hít" khí trời. Ngắt bớt cánh hoa bị úa màu để luôn có một bình hoa tươi mới.

Hoa mẫu đơn: Trời tối nên rút hoa ra khỏi lọ, cắm hoa vào chậu nước cho nước ngập đến đài hoa.

Hoa tử đinh hương: Là loại hoa dài, bạn phải dùng lọ lớn để cắm. Trước khi cắm, phải tước vỏ hoa tới độ chừng 1/2 cành hoa, hoặc dùng dao khía chữ thập lên thân hoa như thế thân mới có thể hút được nước kịp cho hoa.

Hoa tulip: Là loại hoa thuộc dòng họ lạnh, độ bền thường kéo dài từ 5 - 7 ngày nếu bình hoa được để trong phòng lạnh. Khi cắm thả đá lạnh, mỗi ngày thay nước một lần. Nước đá từ từ chảy ra sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.

Hoa cẩm chướng: Là loại hoa khá bền, cách chăm sóc tương tự hoa hồng. Các bước cơ bản là cắt gốc, tỉa lá... Bạn có thể áp dụng cách chăm sóc này với hoa cúc và một số loại hoa khác.

Hoa loa kèn: Khi cắm hoa, cắt gốc, lấy băng keo quấn sơ ở dưới gốc hoa để tránh gốc bị toe ra. Vì thân hoa loe kèn là thân ống (thân rỗng) nên thân rất dễ bị dập nát. Nếu bảo quản tốt, hoa loa kèn có thể cắm được rất bền.

Hoa ly ly: Đây là loại hoa rất bền, thơm. Khoảng 2 ngày thay nước một lần. "Tắm" cho hoa mát bằng cách xịt nước hàng ngày.

Hoa sen:  Muốn sen lâu tàn nên bịt bùn vào gốc hoa, sau đó cắm vào nước muối nhạt.

Đối với hoa giả bằng nhựa hay vải qua thời gian rất dễ bám bụi, bạn đừng rửa hoa trong nước. Ðặt hoa vào một cái túi bỏ thêm một lượng muối tương ứng với cỡ hoa, cột túi lại, lắc mạnh trong vài phút. Tất cả bụi sẽ bám vào muối, bạn sẽ có bình hoa y như mới.

M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa