Cắt bao quy đầu có thể nâng cao khả năng bảo vệ nam giới khỏi virus HIV
Video: HIV lây nhiễm như thế nào?
Mỗi năm có thêm 14.000 người nhiễm HIV
Việt Nam: Số người mắc HIV đứng thứ 5 khu vực
Virus HIV ngày càng lành tính!
Phát hiện mới này đóng góp rất lớn vào chương trình can thiệp dự phòng HIV bên cạnh các biện pháp bảo vệ khác bằng bao cao su và tình dục an toàn hiện nay. Năm vừa qua, chương trình phòng chống HIV/AIDS trên thế giới có nhiều điểm nhấn đáng lạc quan. Có nhiều công trình nghiên cứu mang lại triển vọng trong công cuộc đẩy lùi đại dịch này.
1. Cắt bao quy đầu giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
Khuyến cáo của WHO và Chương trình phòng chống HIV/AIDS thế giới (UNAIDS) nhấn mạnh, cắt bao quy đầu ở nam giới là một cách can thiệp hiệu quả trong dự phòng HIV ở các quốc gia có tỷ lệ nhiễm HIV cao mà tỷ lệ cắt bao quy đầu thấp.
Ba nghiên cứu khác nhau ở Kenya, Uganda và South Africa cho thấy cắt bao quy đầu giúp giảm lây nhiễm HIV ở nam giới quan hệ dị tính vào khoảng 60%. Một nghiên cứu can thiệp sau đó cũng cho kết quả tương tự.
Các nhà khoa học chưa thể lý giải rõ ràng về cơ chế này, song đều cho rằng, việc cắt bao quy đầu về cơ bản làm thay đổi môi trường vi sinh xung quanh dương vật. Chính việc "giảm gánh nặng" như vậy khiến cho phản ứng miễn dịch tại chỗ phát huy tối đa hiệu quả, trong đó có cơ chế kháng lại sự xâm nhập của virus HIV.
WHO khẳng định cắt bao quy đầu có thể nâng cao khả năng bảo vệ nam giới khỏi lây nhiễm HIV bên cạnh các biện pháp bảo vệ khác bằng bao cao su và tình dục an toàn. Hiện nay nhiều quốc gia, nhất là châu Phi đã áp dụng cắt bao quy đầu cho nam giới từ sớm. Nhiều quốc gia khác cũng bắt đầu triển khai biện pháp này như một cách dự phòng HIV đầy hứa hẹn cho cánh mày râu.
2. Nâng cao hiệu quả điều trị dự phòng mẹ truyền HIV sang con
Một thử nghiệm lâm sàng theo quá trình điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con công bố vào tháng 11/2014 cung cấp thêm bằng chứng cho thấy phác đồ kết hợp 3 loại thuốc mang lại hiệu quả cao hơn so với phác đồ một loại thuốc.
Phác đồ 3 thuốc mang tên PROMISE đã được thử nghiệm tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Malawi, South Africa, Cộng Hòa Tanzania, Zambia và Zimbabwe. Kết quả cho thấy, trong nhóm các bà mẹ sử dụng phác đồ 3 thuốc, tỷ lệ lây nhiễm HIV ghi nhận lúc em bé được 2 tuần tuổi chỉ khoảng 0,5 đến 0,6%, thấp hơn so với tỷ lệ 1,8% ở những đứa trẻ con của người mẹ dùng phác đồ một thuốc.
“Kết quả của thử nghiệm PROMISE cho bằng chứng đáng tin cậy. Các quốc gia đang áp dụng phác đồ một thuốc nên nhanh chóng chuyển sang phác đồ 3 thuốc”, ông Salim Abdool Karim - Trưởng ban cố vấn khoa học của UNAIDS khuyên.
Kết quả của thử nghiệm PROMISE cho bằng chứng đáng tin cậy
3. Niềm hy vọng từ kháng thể trung hòa HIV phổ rộng (BNA)
BNA là một protein có khả năng trung hòa nhiều chủng virus HIV cùng lúc, do vậy nó phát huy hiệu quả cao hơn trong dự phòng và điều trị HIV so với kháng thể chỉ có thể trung hòa một chủng virus HIV. Với virus nhiều chủng và có khả năng đột biến cao như HIV thì kháng thể trung hòa phổ rộng có thể là một giải pháp ưu việt.
Thông thường khi ngưng điều trị bằng thuốc ARV, virus HIV sẽ nhanh chóng quay trở lại, hiện tượng “virus rebound” như thế đã đập tan hy vọng trị khỏi HIV chỉ bằng ARV trên bệnh nhân. Kháng thể BNA phát huy hiệu quả khống chế virus, ngăn chặn hiện tượng quay lại của HIV sau khi ngưng điều trị ARV. Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy BNA hiệu quả cao trên động vật. Đây có thể là một hướng phát triển đầy triển vọng nhằm điều trị khỏi hoàn toàn HIV ở người.
4. Thử nghiệm thành công vaccine HIV trên khỉ gợi mở triển vọng thử nghiệm trên người
Trong công bố trên tạp chí Frontiers in Immunology, các nhà nghiên cứu cho biết đã thử nghiệm thành công một loại vaccine chiết xuất từ virus SIV bất hoạt. Đây là virus họ hàng của HIV, gây bệnh trên khỉ. Loại vaccine này sẽ kích hoạt một nhóm tế bào miễn dịch mang tên CD8. Các tế bào miễn dịch này có khả năng làm cho tế bào CD4 không thể nhận diện virus SIV. Theo đó có thể ngăn chặn bệnh ngay từ đầu.
Thành quả của nghiên cứu này gợi ra triển vọng phát triển một loại vaccine phòng HIV cho người với cơ chế tác dụng tương tự. Các thử nghiệm lâm sàng trên người hiện sắp được thực hiện.
5. Thuốc kháng virus tác dụng kéo dài
Các nhà nghiên cứu đang phát triển một số thuốc kháng virus dạng chích khống chế virus HIV trong một tháng, thay vì dạng thuốc uống mỗi ngày như phác đồ đang áp dụng hiện nay. Loại thuốc thuốc chích hàng tháng này được kỳ vọng giúp người bệnh đảm bảo tuân thủ điều trị tốt hơn, phát huy tối đa hiệu quả.
Một nghiên cứu khác cũng tìm giải pháp bảo vệ phụ nữ khỏi lây nhiễm HIV bằng cách phát triển một dạng vòng đặt âm đạo “vaginal rings” với cơ chế phóng thích thuốc kháng virus.
Mặc dù vậy bất chấp nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức và mức độ tiếp cận với điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn còn khá thờ ơ với việc xét nghiệm và điều trị căn bệnh này.
Ở Mỹ, theo một báo cáo ước tính đến cuối năm 2014, chỉ khoảng 3/10 người Mỹ nhiễm HIV giữ được nồng độ virus thấp nhờ việc tham gia điều trị liên tục. Trong đó, chỉ khoảng một nửa số nam đồng tính và song tính tiếp cận với điều trị.
Trong khi đó, ở Mozambique, vấn đề lại xuất phát từ sự hạn chế về điều kiện vật chất khiến cho việc tiếp cận điều trị gặp nhiều trở ngại. Ở một số vùng, bệnh nhân chỉ có thể nhở các “thầy lang” chữa bệnh thay vì đến được các cơ sở y tế có chuyên khoa điều trị HIV. Nghiên cứu của đại học Vanderbilt cho thấy, những người nhiễm HIV đến gặp thầy lang thường chậm tiếp cận với điều trị gấp 2 đến 4 lần. 56% bệnh nhân được chữa bởi thầy lang lại mê tín khi cho rằng họ bị “nguyền rủa” nên mới nhiễm HIV.
Nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, rào cản chính là kỳ thị vẫn còn nặng nề, khiến cho người bệnh chậm tiếp cận với xét nghiệm và e ngại điều trị.
Bình luận của bạn