Virus HIV (màu đỏ) đang phá vỡ tế bào của hệ thống miễn dịch
Việt Nam: Số người mắc HIV đứng thứ 5 khu vực
Người nhiễm HIV tham gia BHYT còn thấp
Thuốc điều trị HIV có thể chữa bệnh thoái hóa điểm vàng
Chữa khỏi ung thư máu bằng virus HIV
Nhiễm HIV sau khi làm móng
Nhóm nghiên cứu Đại học Oxford đã tiến hành theo dõi những người có HIV ở Botswana và Nam Phi. Kết quả cho thấy, khi biến chủng, virus HIV mất dần khả năng nhân bản, việc tấn công cơ thể cũng bị suy yếu và điều này giúp kéo dài thời gian kể từ khi nhiễm virus HIV sang giai đoạn AIDS. Đặc biệt, quá trình phơi nhiễm có thể làm cho virus HIV suy yếu đi rất nhiều.
Virus HIV có khả năng thích nghi cao và chuyển hóa nhanh chóng. Vì thế, sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng nhanh chóng đánh bại hệ thống miễn dịch, kể cả những người khỏe mạnh nhất.
Tuy nhiên, đôi khi virus HIV bị đè nén và phải tìm cách thích nghi để có thể sống sót, GS. Philip Goulder - Đại học Oxford cho biết. Việc suy giảm độc tính là một trong những cái “giá” phải trả trong quá trình thích nghi này.
“Điều ngạc nhiên là tỷ lệ sinh sản của chủng virus chết người này ở Botswana đã giảm 10% so với Nam Phi. Quá trình chuyển hóa nhanh chóng sẽ làm giảm độc tố gây bệnh của virus và chính điều này sẽ bài trừ virus HIV”, GS. Goulder nhấn mạnh. “20 năm trước, thời gian chuyển sang giai đoạn AIDS từ khi nhiễm HIV là 10 năm, nhưng trong 10 năm qua, ở Botswana con số đó là 12,5 năm”.
Các nhà khoa học dự đoán rằng khoảng thời gian này có thể kéo dài hơn nữa và trong tương lai, nhân loại sẽ không phải lo sợ về đại dịch thế kỷ nữa.
Tuy nhiên, nhóm nghiên vẫn đưa ra lời cảnh báo rằng, HIV vẫn là mối đe dọa nguy hiểm và người dân vẫn nên sử dụng các biện pháp phòng tránh.
Theo thống kê, hơn 35 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm HIV.
Bình luận của bạn