Tiếng trống hội truyền thống rộn ràng vang lên giữa lòng thủ đô hiện đại (Ảnh: Zing News)
Khai hội đua thuyền Tứ linh trên đảo Lý Sơn
11 lễ hội đầu năm không thể bỏ qua ở miền Bắc
Lễ hội chém lợn: Tục lệ đẹp hay tàn bạo và độc ác?
Gợi ý những lễ hội miền Bắc nên đi sau Tết
Đến Mai Động xem Lễ hội của “Ông tổ lò vật”
Hội vật Mai Động là hoạt động văn hóa thể thao lớn nhất của quận Hoàng Mai mỗi dịp Tết Nguyên đán. Năm nào cũng vậy, sáng mùng 4 Tết, đình Mai Động (phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) lại rộn ràng tiếng trống hội. Giải vật có truyền thống bậc nhất đất kinh kỳ này sẽ kéo dài đến mùng 6 tháng Giêng.
Về sự ra đời của Lễ hội vật Mai Động, các bậc cao lão ở đây thường kể với con cháu rằng: Thời kỳ nhà Hán đô hộ, cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 của Hai Bà Trưng đã tác động đến những thôn xóm hẻo lánh, sản sinh ra anh hùng hào kiệt. Sóc Sơn có Đổng Nghi, Bà Y; Đông Anh có Đào Kỳ - Phương Dung, Đông Bảng; Gia Lâm có Thành Công, Đô - Hiền - Lang, Khỏa Ba Sơn; Thanh Trì có Nàng Tía… Ở trên miền đất ngày nay đã thành các quận nội đô, có Đào Kỳ (Ba Đình), Hiền Hựu, Quý Minh, Phương Dung, Bảo Hoa (Đống Đa) và đô tướng Tam Trinh (Hoàng Mai). Tướng Tam Trinh chính là một anh hùng hồi đó. Vì vậy, người dân Mai Động đã xây dựng ngôi đình và nghè tôn thờ ông làm Thành hoàng làng.
Lễ hội vật diễn ra ngay tại sân đình làng Mai Động (Ảnh: Zing News)
Bên cạnh đó, ở địa phương này, tướng Tam Trinh được coi là "Ông tổ lò vật". Hàng năm, từ ngày mùng 4 đến 6 tháng Giêng, Lễ hội vật được tổ chức ở đình Mai Động để ghi nhớ công ơn của ông. Đô vật từ khắp nơi tụ về đây để tranh tài trong suốt 3 ngày Tết. Theo lệ, sau khi khai hội và dâng hương lễ Thánh, từ chiều mùng 4 tháng Giêng, tại sân đình, ban tổ chức sẽ đổ cát ra sân và tổ chức giải đấu vật dân tộc truyền thống. Chiều ngày mùng 4, các cháu thiếu nhi sẽ đấu giải lèo, sau đó các đô vật từ nhiều nơi sẽ đấu để chọn các giải Ba, chiều mùng 5 sẽ đấu chọn các giải Nhì và mùng 6 sẽ tranh giải Nhất.
Những cuộc so tài của các đô vật nhí sẽ được diễn ra xen kẽ với các trận đấu chính thức (Ảnh: Infonet)
Đây là dịp để trai làng khoe sức khỏe cường tráng cũng như phô diễn những miếng võ hay, đẹp mắt (Ảnh: Zing News)
Niềm hân hoan của đô vật chiến thắng (Ảnh: Nhân Dân)
Môn vật góp phần phát huy tinh thần thượng võ cũng như tinh thần đoàn kết dân tộc (Ảnh:Infonet)
Từ năm 2013 đến nay, hội vật Mai Động được nâng lên cấp quận với sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của UBND quận. Nhờ vậy, sức hút của hội vật lớn hơn, nét truyền thống được duy trì, bảo tồn tốt hơn.
Nô nức Lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh
Cũng trong ngày mùng 4 tháng Giêng, Lễ hội vật cầu truyền thống đình Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai) đã khai mạc, kéo dài đến ngày mùng 6.
Ông Nguyễn Đức Thọ - Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, cho biết, lễ hội này đã có từ hàng trăm năm, được truyền từ đời này qua đời khác. Người tham gia thi đấu là các thanh niên, thiếu niên thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Theo tục lệ, đội chiến thắng trong trận cầu không chỉ được tôn vinh mà còn được người làng chúc phúc cho cả năm được may mắn và hạnh phúc. Đặc biệt, từ năm 2013, giải Vật cầu truyền thống làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam được nâng lên thành giải Vật cầu cấp quận.
Lễ hội được tổ chức ngay tại sân đình làng, mỗi năm 3 quả cầu son với hình vảy rồng mới được trịnh trọng bày lên bàn làm lễ chuẩn bị cho thi đấu.
Quả cầu làm bằng gỗ mít, sơn son nặng 20kg và 15kg dành cho thanh niên (Ảnh: VnExpress)
8 người chơi được chia làm 4 đội, mặc trang phục quần trắng, mình trần, dây lưng chia các màu để phân biệt (Ảnh: Zing News)
Để chơi thành thạo và dễ giành chiến thắng, các đấu thủ phải khỏe mạnh, tinh khôn và có chiến thuật tốt, biết phối hợp với đồng đội, mềm dẻo để luồn lách, lừa trước đón sau để cướp và giữ được trái cầu mang về hố của mình (Ảnh: Thanh Niên)
Mỗi một lần đưa bóng về hố được tính là một lần thắng (Ảnh: Thanh Niên)
Tuy nhiên, năm nay, trong quá trình thi đấu, quả cầu son nặng 27kg đã bị nứt vỡ, va chạm vào mặt và đầu người chơi khiến cho ba người bị chảy máu, BTC đã phải cho tạm dừng để chữa trị (Ảnh: Zing News)
Để an toàn, BTC đã thay thế quả cầu gỗ bằng quả bưởi để cho trẻ em tham gia chơi (Ảnh: An ninh thủ đô)
Phần thưởng dành cho các vận động viên đều do các khán giả có lòng hảo tâm tài trợ (Ảnh: Thanh Niên)
Lễ hội thu hút hàng trăm khán giả là người trong làng, dù bận đến mấy họ cũng cố gắng dành thời gian đến xem và cổ vũ cho các đấu thủ.
Bình luận của bạn