Con lợn bị chém đứt đôi trong tiếng reo hò của mọi người (Ảnh: Macli)
Độc đáo lễ hội 'Tuyệt vời Nhật Bản' tại TP.HCM
Lễ hội Katé năm 2014 của đồng bào Chăm ở Bình Thuận
Tưng bừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2014
Tưng bừng Lễ hội nghinh Ông Nam Hải
Lễ hội chém lợn cầu mong sự may mắn
Theo truyền thuyết, một vị tướng thời Lý tên là Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng này đồn trú và chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hàng năm, người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ đến người có công khai khẩn vùng đất hoang vu này.
Đúng rằm tháng 7, dân làng sẽ chọn ra hai người đàn ông khỏe mạnh, tuổi đúng 50, có gia cảnh sung túc, gia đình yên ấm, để nuôi hai con lợn làm lễ vật tế thánh.
Hai con lợn đem tế thánh được diễu vòng quanh làng (Nguồn ảnh: New zing)
Chiều mùng 5 Tết, hai con lợn này được rước từ nhà gia chủ ra sân đình trong sự thành kính. Đến sáng mùng 6, đúng ngày hội chính, bà con trong làng và dân quanh vùng nườm nượp kéo đến để đón xem lễ chém lợn. Hai chú lợn lớn bị vật nằm ngửa ra, buộc dây vào 4 chân để 4 người khỏe mạnh kéo căng ra 4 phía như cảnh phanh thây thời đại trung cổ. Người cầm đao chém mạnh xuống ngang ngực con lợn khiến lồng ngực nó vỡ ra, máu ộc ra xối xả và bắn tóe ra xung quanh. Con vật hộc lên thảm thiết, mọi người reo hồ vang dội. Thủ đao tiếp tục chém thêm mấy phát nữa cho con lợn đứt lìa thành hai nửa vô cùng ghê rợn.
Sau đó, nhiều người phấn khích vồ cả bàn tay vào mũng máu, lấy tiền lẻ quệt vào thân lợn đang chảy máu. Những đồng tiền thấm máu đó được người ta đem về thờ để cầu mong sức khỏe, làm ăn phát đạt, sinh sôi nảy nở. Thịt lợn được xẻ ra, chia cho mọi người trong làng ăn lấy may.
Nhiều người lấy tiền lẻ quệt máu lợn để cầu may (Nguồn ảnh: Việt báo)
Theo một cụ ông trong làng, lễ chém lợn tế thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: Máu được đồng nhất với tia sét, tia nắng, có khả năng làm thụ thai, làm cho sự sống sinh sôi, nảy nở. Tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề cho tất cả mọi người.
Tục lệ tào bạo và độc ác
Ông Nguyễn Tam Thanh – Cán bộ Phúc lợi Động vật, Tổ chức Động vật châu Á, cho biết: “Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lỳ cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là trẻ em – đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng”.
Không những thế, ông Thanh còn cho rằng, lễ hội này còn gây ra những đau đớn không cần thiết cho động vật. Động vật chỉ được coi như
Bên cạnh đó, lễ hội này còn gây ra sự chịu đựng, nỗi đau đớn không cần thiết cho động vật. Chính vì thế, năm 2013, cơ quan này đã bày tỏ mối lo ngại và sự phản đối tới ông Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Phong – Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Bắc Ninh. Thế nhưng, năm 2014, lễ hội này vẫn được tổ chức bình thường, trong sự thành kính và ngưỡng mộ của đông đảo người xem. Năm nay, lo ngại rằng lễ hội chém lợn có thể vẫn được tổ chức vào ngày 24/2/2015, nên Tổ chức Động vật châu Á tiếp tục kêu gọi chấm dứt lễ hội dã man này.
Người đọc
Kinh dị qá