Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh là người đã đặt nền móng trong việc xây dựng nên y học cổ truyền
20/11 - Nói về những người thầy nổi tiếng thế giới
Cảm động những cuốn sách về tình thầy trò xưa-nay
Doanh nhân Hà Hồng Phúc: Sản xuất TPCN phải có 'Tâm' - không hề đơn giản…
Ký kết Kế hoạch phối hợp hoạt động tuyên truyền về Thực phẩm chức năng giữa Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam và Kênh truyền hình Info TV
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Health+ xin có đôi dòng tưởng nhớ đến Ông Tổ của ngành, người thầy đầu tiên của ngành TPCN.
Thiền sư Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (1330-?) thường được gọi tắt là Tuệ Tĩnh hoặc Huệ Tĩnh. Ông là người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là tỉnh Hải Dương). Mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi dạy. Dưới triều vua Trần Dụ Tông, thi đậu Thái học sinh (năm 22 tuổi) nhưng ông không ra làm quan mà xuất gia đi tu và làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân.
Công lao đặc biệt của Thiền sư chính là đề xướng một nền y học tự chủ, tự cường, độc lập gần giống với câu khẩu hiệu ngày nay: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Không những viết sách, chữa bệnh ông còn tổ chức cho nhân dân biết cách vệ sinh, phòng chống bệnh, dạy cho nhiều đệ tử và biến các chùa thành nơi chữa bệnh (giống như trạm xá ngày nay). Đây là tư tưởng cực kỳ tiến bộ của ngành điều trị từ xa, điều trị chủ động và điều trị dự phòng, tận dụng thế mạnh tổng hợp trong nhân dân, trong thiên nhiên, tạo ra di sản quý báu cho các thế hệ sau.
Do tài chữa bệnh như thần của ông nên nhà Minh đã đòi cống sang phương Bắc để chữa bệnh cho Thái hậu và Công chúa. Ông đã chữa khỏi bệnh cho Thái hậu và được vua Minh sủng ái nhưng lúc nào ông cũng một lòng hướng về Tổ quốc. Ông mất nơi đất khách quê người, gần 3 thế kỷ sau, có tiến sỹ Nguyễn Danh Nho (người cùng quê) đi sứ sang Giang Nam đã mang ông về cho đục bia tưởng niệm và thờ phụng tại Cẩm Giàng.
Đại danh y Tuệ Tĩnh là một thiền sư và là một Bộ Tát có lòng từ bi quảng đại
Thiền sư Tuệ Tĩnh được tôn xưng là Ông Tổ của ngành y dược Việt Nam với câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam trị bệnh cho người Nam). Sở dĩ Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh đưa ra câu nói ấy vì thời bấy giờ do sự đô hộ nghìn năm của phương Bắc nên y học cổ truyền cũng chịu ảnh hưởng lớn của y học Trung Quốc (với các loại thuốc Bắc).
Đại danh y Tuệ Tĩnh là một thiền sư và là một Bồ Tát có lòng từ bi quảng đại, tượng của Thiền sư cũng là đặc biệt nhất trong số các tượng sư Tổ.
Không chỉ nổi tiếng là thần y vì tài chữa bệnh, mà ông còn để lại cho đời những bộ sách quý. Trong bộ Hồng nghĩa giác tư y thư gồm 2 quyển, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, và bài Phú thuốc Nam với 630 vị. Bộ Nam dược thần hiệu gồm 11 quyển: Quyển đầu nói về dược tính của 119 vị thuốc nam; 10 quyển sau, mỗi quyển nói về 1 khoa trị bệnh. Cho đến hôm nay, vấn đề lý luận và thực tiễn trong 2 bộ sách vẫn luôn được các nhà y dược học đánh giá cao và có giá trị lớn đối với y học ngày nay.
Có thể nói, Thiền sư Tuệ Tĩnh là một danh y Việt Nam đã mở đường cho sự nghiên cứu thuốc nam, xây dựng nền móng cho y học dân tộc của nước nhà. Ông đã tổng hợp và để lại những bài thuốc kinh nghiệm quý báu. Ðó là một tài liệu có giá trị lớn cho sự thừa kế và phát huy vốn cũ y dược của nhân dân ta, để phát triển nên một ngành Thực phẩm chức năng Việt Nam bùng nổ và phát triển như ngày hôm nay.
Bình luận của bạn