Thanh niên Việt vẫn còn rất “yếu”!

Dinh dưỡng không đầy đủ từ khi còn nhỏ là một nguyên nhân của tình trạng này

Người Việt đang lùn nhất Châu Á

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ giảm thấp!

Việt Nam đi đầu trong cuộc chiến chống suy dinh dưỡng

Làm gì để giảm nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai

Nguy cơ suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân nội trú

Thể lực kém và chiều cao lùn

Theo tiêu chuẩn chiều cao của quốc tế, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ đạt 164cm (thấp hơn 13cm so với chuẩn), chiều cao trung bình của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn).

Mặc dù theo điều tra của các cơ quan chức năng, trong những năm gần đây, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam đã có được sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự cải thiện này so với sự phát triển của các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… là quá chậm!

Bảng chiều cao trung bình của Việt Nam so với một số nước trong trên thế giới

Trong 30 năm qua, chiều cao của người Việt có tăng nhưng chỉ tăng thêm 1cm sau mỗi thập kỷ.  Theo Tiến sỹ Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, việc tăng chiều cao không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp như thể thao, môi trường, dinh dưỡng đầy đủ và các biện pháp can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Đức Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em, cho biết: “Sức khoẻ hay chiều cao của một người được quyết định bởi 20% yếu tố gene, 80% còn lại chính là yếu tố môi trường. Do đó, dinh dưỡng đầu đời cho trẻ trong 1.000 ngày đầu tiên có thể quyết định thành công trong tương lai sau này của trẻ”.

“Kém” và “lùn” do đâu ?

Theo tài liệu Hội thảo khoa học “Lập trình Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia” ngày 20/12/2014, 30% trong số 7 triệu trẻ em Việt Nam bị suy dinh dưỡng thấp còi có thể là một nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thấp và lùn.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ thông minh hơn, khi trưởng thành có thu nhập cao hơn trẻ suy dinh dưỡng

Theo Điều tra dinh dưỡng 2013, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Với điều kiện kinh tế trung bình của thế giới, an ninh lương thực được đảm bảo thì tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam thật đáng báo động.

Nếu đứa trẻ bị thấp còi khi nhỏ, khi trưởng thành cũng sẽ thấp hơn nhiều so với đứa trẻ được phát triển toàn diện. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ thông minh hơn và có thể kiếm được thu nhập cao hơn 40% so với những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng. Làm một phép toán đơn giản, trong thế thệ trẻ đang bị suy dinh dưỡng này, đất nước đã bị mất đi khoảng 12% tổng thu nhập khi thế hệ trẻ đó trưởng thành.

Bên cạnh suy dinh dưỡng, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây đang tăng mạnh. Thực phẩm không an toàn với con người ngày càng nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại khác nhau.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời

Câu trả lời cho các đề tài hóc búa ở trên là: Đầu tư vào dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho trẻ. Nghĩa là chúng ta phải tăng cường chăm sóc cho trẻ ngay từ khi còn là bào thai và 2 năm sau khi sinh. Một đứa trẻ phát triển tốt sẽ có tăng trưởng chiều cao trung bình từ 3 đến 18 tuổi là 77cm (theo Guatemala, iNCAP Oriente Study).

Đầu tư dinh dưỡng là đầu tư có lợi ích lớn, mang lại hiệu quả tốt

Đầu tư tốt vào dinh dưỡng có thể đem lại kết quả kinh tế xã hội với điều kiện đầu tư này được thực hiện một cách vững chắc dựa trên nguyên tắc cộng đồng phải cùng tham gia để đạt được hiệu quả. Với người lớn, đầu tư dinh dưỡng sẽ giúp cho năng suất lao động tăng, thu nhập được cải thiện. Ở trẻ em, đầu tư dinh dưỡng giúp trẻ có nhận thức tốt hơn, tăng hiệu quả học tập.

Đây chính là sự đầu tư tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng: Suy dinh dưỡng ở bà mẹ - một tình trạng rất phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, dẫn đến thai kém phát triển và có nguy cơ cao hơn bị các biến chứng khi mang thai. Khoảng 13 triệu trẻ sơ sinh thiếu cân hoặc sinh non. Suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em chiếm hơn 10% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Nội dung Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng 2010 - 2020 nhấn mạnh đến tầm quan trọng của dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ, hướng đến giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi xuống còn 23% vào năm 2020.
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp