Tây Thiên đã sẵn sàng cho ngày khai hội

Lối lên đền Thượng

Lễ hội hoa Anh đào mang thông điệp hòa bình

Độc đáo lễ hội hôn ở Indonesia

Lễ hội rước “ông lợn” khổng lồ ở làng La Phù

Loại bỏ lễ hội mang tính hủ tục

Lễ hội Tây Thiên Xuân Ất Mùi 2015 được tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức từ ngày 3/4 đến 5/4/2015 (tức ngày 15/2 đến 17/2 âm lịch) là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc.

Tây Thiên là nơi thờ Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu, người được Hùng Chiêu Vương thứ 7 lập làm Chính Vương Phi, có công giúp vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc. Xong công việc, bà lại trở về quê hương tại thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo ngày nay, rồi “hóa” tại đây. Quốc Mẫu Tây Thiên vừa là con người của huyền sử, vừa là con người thật với lai lịch rõ ràng. Tưởng nhớ công đức của Bà, nhân dân trong vùng lập đền thờ để hương khói hàng ngày. Bao đời nay, các triều đại phong kiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê đều sắc phong Người là: Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương, hàng năm cử các quan đại thần lên cúng tế.

Nghi thức trong Lễ hội Tây Thiên mang những nét độc đáo riêng gồm: Lễ cáo, lễ tạ, lễ rước và lễ dâng hương để mọi người về lễ Phật, lễ Mẫu cảm nhận được công đức của Quốc Mẫu đối với quê hương đất nước.

Phần hội sẽ kéo dài trong suốt 3 ngày, bao gồm các trò chơi, trò diễn của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ buổi đầu sơ khai thời các Vua Hùng dựng nước, gắn với các làn điệu dân ca của người Việt và người dân tộc Sán Dìu định cư ở chân núi Tam Đảo; Các môn thể thao truyền thống, hiện đại trong phong trào thể dục, thể thao ở Vĩnh Phúc.

Phong cảnh Tây Thiên mùa xuân

Nét đặc biệt của lễ hội Tây Thiên còn là các điệu truyền thống bản địa như làn điệu soọng cô, hát chầu văn của nam thanh, nữ tú dân tộc Sán Dìu. Những lời ca, tiếng hát hòa cùng nhạc cụ truyền thống thể hiện sinh động đời sống tinh thần của nhân dân, ca ngợi công lao Quốc Mẫu Tây Thiên, tình yêu đôi lứa, tình yêu Tổ quốc và không khí hăng say lao động sản xuất

Năm nay, ban tổ chức cho biết sẽ không để xảy ra tình trạng chặt chém khách du lịch trong lễ hội

Được biết, để chuẩn bị tốt cho lễ hội, ngay từ trước Tết Nguyên đán, UBND huyện Tam Đảo đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội, xây dựng kế hoạch chi tiết về mọi mặt. Riêng trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, lực lượng công an huyện Tam Đảo đã xây dựng và hoàn thiện phương án phòng, chống cháy nổ tại các điểm di tích, đảm bảo an toàn cho nhân dân, du khách trước, trong và sau lễ hội. Đến nay, các trò chơi mang tính chất trá hình để đánh bạc như: Úp xu, chiếc nón kỳ diệu…; Vấn nạn mê tín dị đoan, đổi tiền lẻ kiếm lời… đã hoàn toàn chấm dứt. Bên cạnh đó, một số dịch vụ như: Bán hương, bán gậy, chụp ảnh, xe ôm… được cắm biển quy định vị trí cụ thể, không có tình trạng lộn xộn, gây phiền hà cho du khách. Với quyết tâm, không để xảy ra tình trạng chặt chém khách du lịch, trong khuôn viên di tích, Ban Quản lý lễ hội đã yêu cầu các cơ sở kinh doanh niêm yết công khai giá cả các mặt hàng, dịch vụ ăn uống và đồ lưu niệm cũng như giá vé gửi xe và giá tham quan di tích bằng cáp treo.

Đông Nhân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa