Loại bỏ lễ hội mang tính hủ tục

Lễ hội chém lợn Ném Thượng (Ảnh: LĐO)

Bất chấp dư luận, dân Ném Thượng vẫn chém lợn

Không đồng ý đổi tên lễ hội, “ông Ỉn” vẫn sẽ bị khai đao

Tưng bừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2014

Điểm tin 1/3: Giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận định: Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng, là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở mọi miền đất nước. Tuy nhiên, dù Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo về việc tổ chức lễ hội an toàn, lành mạnh, tiết kiệm… từ trước Tết Nguyên đán, nhưng tình trạng bạo lực trong tổ chức lễ hội vẫn diễn ra khá phổ biến. Bên cạnh nhiều lễ hội duy trì được truyền thống văn hóa tốt đẹp, còn có những lễ hội để xảy ra hành vi phản cảm.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, bức tranh kinh tế - xã hội tương đối đồng đều, phát triển công nghiệp tích cực, niềm tin của người dân và doanh nghiệp phục hồi… Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng một số vụ việc đáng buồn như: Các hủ tục, mê tín dị đoan, tai nạn giao thông và vấn đề đánh nhau trong dịp Tết.

Trả lời báo chí về việc Tổ chức Động vật châu Á khuyến cáo chấm dứt Lễ hội Chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh); Việc một số người dân đề nghị hủy bỏ lễ hội có phần giết trâu trong lễ hội chọi trâu…, Bộ trưởng Nên cho rằng, Lễ hội làng Ném Thượng nói riêng, lễ hội dân gian của cộng đồng các dân tộc nói chung, là nghi thức tín ngưỡng, là đời sống văn hóa tâm linh của người dân địa phương. "Việc tổ chức lễ hội cần dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý nguyện của cộng đồng, đồng thời đề cao các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và tính nhân văn, loại bỏ các hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh, bảo đảm phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ đa dạng văn hóa của UNESCO mà Việt Nam tham gia", Bộ trưởng Nên nhấn mạnh.

Vì vậy, Thủ tướng đã giao Bộ VH, TT&DL phối hợp các bộ, ngành chức năng, địa phương tổ chức tọa đàm xem lễ hội nào là văn hóa đích thực, cần lưu truyền, bảo vệ, phát huy. Lễ hội nào không còn phù hợp, giá trị văn hóa không thiết thực, tiêu cực, lạc hậu thì nên bỏ.

Về tình hình tai nạn giao thông, cũng như tình trạng đánh nhau trong dịp Tết dẫn đến phải nhập viện, Bộ trưởng Nên cho biết: Đây là lần đầu tiên chúng ta thống kê về hành vi đánh nhau dịp Tết. Trong đó, con số thống kê của Bộ Y tế là có trên 6.000 vụ, nhưng thống kê của Bộ Công an lại thấp hơn rất nhiều. Vì thế, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công an phối hợp Bộ Y tế và các địa phương thống kê lại.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa