Ông Nguyễn Văn Cao - người dân xóm chạy thận, đang ủ giá đỗ kiếm đồng ra đồng vào
Dinh dưỡng ở người chạy thận nhân tạo
Hy hữu: Mẹ chạy thận vẫn sinh đôi
Chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo như thế nào?
Chuyện của ông "trưởng xóm chạy thận"
Nương tựa nhau tìm sự sống
Gọi là xóm chạy thận nhưng nơi đây chẳng có mái nhà ngói đỏ tươi, chẳng có gia đình họ hàng, người thân ở đó. Xóm chạy thận chỉ có hơn 10 căn phòng ẩm thấp, được lợp bằng tấm fibro xi măng, với 11 con người với gương mặt nhợt nhạt, đôi môi thâm sì và đôi tay đầy u cục sau hàng nghìn lần lọc máu.
Những ngày nắng nóng của mùa hè thì nhiệt độ trong phòng có khi còn nóng hơn ở ngoài trời. Căn phòng nhỏ chưa đầy 10 mét vuông là nơi sinh hoạt, nấu nướng, ngủ nghỉ của người thuê trọ. Gia tài của họ cũng chẳng có gì đáng giá ngoài một chiếc bếp ga, mấy bộ quần áo và nồi niêu xoong chảo. Nơi đây, có những con người với đủ các hoàn cảnh, đủ tính cách đến từ nhiều vùng quê khác nhau... Tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung là khi xác định gắn bó với xóm là họ đã xác định mình đang ngồi chung trên một chuyến tàu về ga cuối cuộc đời.
Căn phòng ẩm thấp, chưa đầy 10 mét vuông là nơi sinh hoạt của người dân ở đây
Những ngày đầu mới mắc bệnh họ suy sụp, chỉ muốn chết. Nhưng bây giờ, họ tự nhủ phải cố gắng để sống, sống vì biết còn có rất nhiều người yêu thương và hy vọng. Ở xóm chạy thận này, người nào cũng tuần ba lần sang Bệnh viện Nông nghiệp chạy thận, cũng có người phải đi xa hơn lên Bệnh viện Bưu điện vì không chuyển được bảo hiểm. Nằm bốn tiếng chạy máy, mệt lả người rồi lê về căn phòng nhỏ và cô đơn một mình. Nếu không phải có những người đồng cảnh ngộ xung quanh, cuộc sống của họ chắc sẽ chẳng khác gì địa ngục.
Ám ảnh những phận người
Trước đây, họ đều là những lao động khỏe mạnh. Nhưng số phận nghiệt ngã đã đẩy căn bệnh suy thận mạn tính quái ác đến với họ. Rồi từ đó, gia đình lâm vào cảnh nhà tan, cửa nát, vợ chồng, con cái ly tán, tha hương.
Anh Phạm Văn Hồng – người gắn bó với xóm chạy thận gần 10 năm, chia sẻ: “Năm 2013, tôi biết mình mắc bệnh, từ đó cuộc sống của tôi gắn liền với chạy thận. Trừ những khi ốm nặng, tôi phải đi làm kiếm thêm tiền trang trải chi phí cho cuộc sống và lo điều trị bệnh. Có thời gian tôi hay đi chạy xe ôm, tranh thủ trồng rau mầm hay về quê gom sấu lên Hà Nội bán. Không có công việc, không có tiền chữa bệnh, với lại chỉ ở nhà cứ ra vào vật vờ mãi cũng chán”.
Anh Hồng đã gắn bó với xóm này gần 10 năm nay
Là một trong những bệnh nhân trẻ tuổi nhất xóm chạy thận, anh Lê Văn Khương (sinh năm 1988 quê ở Hà Nam) đã phải từ bỏ giấc mơ và hoài bão của tuổi trẻ để gắn mình trong khu trọ nhỏ hẹp sực mùi thuốc.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng do con mắc bệnh, bố anh dù đã tuổi cao nhưng vẫn cùng em trai anh đi phụ hồ để kiếm tiền lo cho anh chạy thận. Mẹ anh, cũng vì thương con đã bỏ ruộng đồng và người con gái đang học ở quê để lên Hà Nội thu mua đồng nát và chăm lo cho anh. Để giúp đỡ gia đình, ngoài những giờ chạy thân, anh Khương lại cầm đồ nghề đánh giày rong ruổi trên những con đường Hà Nội. Nếu hôm nào mệt quá không đi được thì anh lại nhận giày của khách quen về đánh.
Anh Nguyễn Văn Cao (Giao Thủy, Nam Định), cho biết: “Cuộc đời người chạy thận chẳng biết sống chết lúc nào, còn chút sức lực lúc nào thì cố gắng lúc ấy thôi. Đối với những bệnh khác khi ra viện là hớn hở, mừng vui, còn đối với người bệnh thận chia tay nhau là vĩnh viễn không còn nhìn thấy nhau nữa. Nhà tôi làm nông nên hoàn cảnh khó khăn lắm. Ở trên này tốn kém quá, tôi đã từng xin về Nam Định để chạy thận. Khi mang giấy tờ đến, các bác sỹ nói ở đây quá tải rồi, các bác sỹ nhận giấy tờ nhưng lại e dè bảo rằng sợ đến khi có lịch thì tôi cũng chẳng cần phải chạy nữa. Cực chẳng đã lại về nhà gom góp tiền rồi ngược lên Hà Nội".
Trong số những bệnh nhân, chị Thúy (Văn Giang, Hưng Yên) là người đầu tiên "cắm dùi" ở xóm trọ này. 10 năm sống với bệnh là 10 năm chị chỉ sống dựa vào gia đình. Mỗi tháng bố mẹ chị gửi cho chị 3 triệu để ăn ở, thuốc thang. "Năm nay, họ đã 60 tuổi rồi nhưng vẫn phải kiếm tiền nuôi tôi", chị Thúy nói về gia đình mình mà nước mắt cứ rơi trên khuôn mặt sạm đen vì bệnh tật.
Chị Thúy đang chăm sóc những rổ rau mầm
Người bị bệnh suy thận ví mình như cây tầm gửi, bám riết vào máy móc, bác sỹ, gia đình. Sự sống của họ gắn liền với chiếc máy chạy thận vô hồn. Khi phát hiện bệnh cũng là lúc “tử thần chực chờ”, và đây cũng là lúc cuộc sống của họ đã thay đổi theo một hướng khác.
Kỳ 2: Xóm chạy thận, ươm mầm rau, nuôi hy vọng
Bình luận của bạn