Đoạn trích "lạ" trong Hướng dẫn học tiếng Việt lớp 5, tập 2A
Từ điển phá nát tiếng Việt
Vì sao sách dở như từ điển của Vũ Chất tràn lan?
Từ điển Bách khoa Britannica mất 8 năm mới xuất bản
Biên soạn SGK: Phải có sự cạnh tranh
Trong khi đó, theo sự tích được ghi vào sách vở thì Thánh Gióng sinh ra ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời Hùng Vương thứ 6. Ông là “người trời” đã đầu thai xuống trần thế để giúp nhân dân ta đánh giặt Ân xâm lược. Sau khi đuổi giặc Ân đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), đánh tan giặc, ông lên đỉnh núi cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn ông, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại qua nhà.
Chính vì khác với truyền thuyết nên đoạn văn viết về Thánh Gióng đã khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, tạo ra những ý kiến trái chiều. Nhiều phụ huynh khẳng định, đây là lần dầu tiên được nghe thông tin Thánh Gióng đánh giặc xong ăn bữa cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm, ôm vết thương đó vào rừng giấu kín nỗi đau mà chết.
Trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết – Chủ biên cuốn sách này, được biết đoạn văn trên là của nhà thơ Nguyễn Đình Thi (trích dẫn trong tác phẩm “Sức sống cảu dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích”) và được trích dẫn đúng, không phải do nhóm biên soạn bịa ra. Đoạn trích được các nhà biên soạn sách giáo khoa sử dụng làm ngữ liệu cho tài liệu “Hướng dẫn học tiếng Việt lớp 5, tập 2A”, một tài liệu thử nghiệm của mô hình “trường học mới Việt Nam”.
Trước nhiều ý kiến trái chiều, Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho rằng: Chi tiết Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây đã được ghi trong Thần tích của xã Xuân Tảo, tổng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông (cũ).
Trước Nguyễn Đình Thi hơn trăm năm, mục Sóc Thiên vương thực lục trong “Thần tích xã Xuân Tảo”, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm), có ghi: “Đức bé nghiêm giọng nói: Ta là thiên tướng. Rồi cưỡi lên ngựa sắt, rong ruổi chạy như bay. Nháy mắt đã đi trăm dặm. Tắm ở bến nước Hồ Tây”.
Nguyên văn Thần tích xã Xuân Tảo, tổng Xuân Tảo, tỉnh Hà Đông có chép về chuyện "Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây". Tranh minh họa do Nguyễn Ngân Giang vẽ.
Ông Trần Quang Đức khẳng định thêm: “Các câu chuyện dân gian không có đúng sai và luôn có dị bản. Phản ứng của nhiều người cho thấy họ đã quá quen với những câu chuyện một chiều và lẫn lộn giữa truyền thuyết, huyền thoại, sự tích với lịch sử. Đặc biệt, tuyệt đại đa số học sinh (bao gồm cả phụ huynh, giáo viên đã từng là học sinh) đều thiếu tư duy sử học. Bởi vậy, người ta rất dễ nâng cao quan điểm, cảm xúc, trước những thông tin khác với vốn hiểu biết của mình”.
Bình luận của bạn