Viêm nhiễm phụ khoa luôn là nỗi lo của chị em phụ nữ
Chị em vệ sinh "vùng kín" trước và sau khi quan hệ thế nào để không viêm nhiễm?
Chị em nên khám phụ khoa ít nhất 1 lần mỗi năm
Dùng dầu dừa bôi trơn khi "chỗ ấy" bị khô có hại gì không?
Bỏng “vùng kín” vì chữa mẹo bằng tỏi
Những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm phụ khoa vào mùa Xuân:
Độ ẩm cao
Thời tiết mùa Xuân có độ ẩm cao, nhiệt độ ấm áp thích hợp cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển, đặc biệt là những loại gây ra viêm nhiễm phụ khoa như nấm Candida.
Candida (Candida albicans) là một loại nấm vô hại phát triển ở những chỗ ấm ẩm ướt như miệng, ruột, âm đạo... Ở phụ nữ, sự mất cân bằng độ ẩm tại âm đạo có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm Candida, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu ở vùng kín như: Ngứa, bỏng rát dữ dội, sưng, tăng tiết dịch ở vùng kín... Nó cũng là nguyên nhân chủ yếu gây viêm âm hộ - âm đạo.
Vì vậy, để ngăn ngừa nấm Candida phát triển, chị em nên thường xuyên vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hoặc nước sạch, lau khô bằng khăn sạch. Lưu ý lau từ trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.
Quần áo ẩm ướt
Mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là quần lót hay quần bó chặt cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm vùng kín. Quần ẩm ướt không những chứa vi sinh vật gây hại mà còn tạo điều kiện cho vùng kín của chị em trở nên quá ẩm, từ đó gây viêm nhiễm phụ khoa.
Tốt nhất, bạn nên giặt quần áo bẩn mỗi ngày, phơi hoặc sấy khô trước khi mặc.
Chọn sai loại quần lót
Nhiều chị em có sở thích mặc quần lót thongs (quần lót lọt khe). Đây là loại quần lót được thiết kế không che phủ hết phần mông. Đáy quần được may bằng 1 sợi dây mảnh và mở rộng ra khi lên cao tới lưng quần. Chất liệu làm quần lót thongs thường là sợi tổng hợp, không thoáng khí, không thấm hút tốt nên không thể giữ được độ ẩm và có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm nấm men, viêm nhiễm phụ khoa...
Để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa, bạn nên chọn quần lót được làm từ chất liệu cotton (vải bông), thông thoáng và sáng màu. Nên giặt quần lót sạch sẽ và phơi khô trước khi dùng. Nên giặt quần lót bằng tay và giặt riêng, không lẫn lộn với các loại quần áo khác. Nên mang đồ lót ra phơi lúc trời nắng, tia tử ngoại sẽ tiêu diệt vi khuẩn một cách tốt nhất.
Lười thay băng vệ sinh
Trong chu kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em còn lười thay băng vệ sinh, đặc biệt là những người có lượng máu kinh ít. Cùng với thời tiết ẩm của mùa Xuân, thói quen này sẽ tạo ra môi trường cực thịnh cho vi sinh vật phát triển gây viêm nhiễm vùng kín.
Tốt nhất, bạn nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần, kể cả khi lượng máu kinh ra ít.
Bình luận của bạn