- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Trẻ bú không đũ cử cũng có thể bị vàng da
Teo mật bẩm sinh: Bệnh lý dễ bị nhầm với bệnh vàng da sinh lý, viêm gan
Vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên đi bệnh viện?
Phương pháp mới giúp chẩn đoán, điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả
Bị vàng da thì tránh xa những thực phẩm này
Bác sỹ Nhi khoa Alan Greene - người sáng lập trang web Dr.Greene.com, trả lời:
Chào bạn!
Có hai loại vàng da có liên quan đến việc cho con bú. Chúng được gọi là vàng da do không bú đủ và vàng da sữa mẹ. Vàng da do không bú đủ là vàng da có thể xảy ra trong tuần đầu tiên của trẻ bú mẹ. 13% trẻ bú mẹ sẽ bị vàng da trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Nguyên nhân gây vàng da do không bú đủ được cho là mẹ không đủ sữa hoặc mẹ cho con bú sai cách. Khi bé bú không đủ, tần suất đi tiêu (tiểu) sẽ giảm, lượng bilirubin bị hấp thu ngược vào máu thay vì được đào thải ra ngoài và khiến bé bị vàng da. Tỷ lệ mắc bệnh vàng da khi cho con bú có thể giảm bằng cách tăng tần suất bú mẹ ở trẻ và tránh cho trẻ uống nước.
Vàng da sữa mẹ ít phổ biến hơn, cứ 200 em bé thì có 1 em bé gặp phải tình trạng này. Vàng da sữa mẹ thường không nhìn thấy được cho đến khi em bé được 1 tuần tuổi và sau đó đạt đỉnh điểm trong tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh.
Vàng da sữa mẹ được cho là do các enzyme trong sữa mẹ làm mất hoạt tính enzyme xử lý với bilirubin của bé. Trong sữa của một số bà mẹ có chất ức chế men glucuronyl transferase ở gan. Chất này kích thích hoạt động của men lipoprotein Lipase gây tăng acid béo tự do. Các acid béo này làm tăng bilirubin máu. Đun nóng sữa mẹ sẽ phá huỷ được men lipoprotein lipase.
Việc chẩn đoán vàng da do sữa mẹ ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm với vàng da sinh lý. Nếu sau 7-10 ngày trẻ không hết vàng da mà không mắc các tình trạng như nhiễm khuẩn, thiếu máu, bất đồng nhóm máu mẹ con... thì mới nghĩ đến vàng da do sữa mẹ. Ngoài ra, bác sỹ có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ ngừng bú.
Nếu sau 12 giờ hoặc 18, 24 giờ trẻ không bú mẹ có mức bilirubin máu giảm xuống thì chẩn đoán là vàng da do sữa mẹ. Nếu bilirubin máu không giảm khi trẻ không bú mẹ thì nguyên nhân vàng da chắc chắn không phải do sữa mẹ.
Tổn thương vĩnh viễn hoặc ảnh hưởng xấu từ vàng da sữa mẹ là cực kỳ hiếm. Quang trị liệu (là liệu pháp dùng ánh sáng được sử dụng để hạ thấp bilirubin) có thể được sử dụng nếu mức độ của bilirubin của trẻ trên 20 mg/dL. Trong bệnh vàng da sữa mẹ, việc ngừng sữa mẹ trong 1 đến 2 ngày có thể giúp giảm mức độ bilirubin một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, các bác sỹ đều đồng ý rằng hầu hết các bé bị vàng da do sữa mẹ có thể tiếp tục bú mẹ. Điều này đúng ngay cả khi trẻ có mức độ bilirubin cao.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ Alan Greene là bác sỹ nhi khoa nổi tiếng của Mỹ. Ông là người sáng lập trang web DrGreene.com. Theo AMA, trang DrGreene.com của ông là trang web bác sỹ đầu tiên trên Internet.
- DrGreen.com đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. DrGreene.com hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa.
Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections
Bình luận của bạn