Vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên đi bệnh viện?

Vàng da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến nhưng cần đặc biệt chú ý

Phương pháp mới giúp chẩn đoán, điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả

Làm thế nào để giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh?

Bé 1 tháng tuổi chưa hết vàng da có nguy hiểm?

“Coi chừng” teo đường mật khi trẻ vàng da quá 15 ngày

Vàng da sơ sinh là gì?

Theo nghiên cứu, gần một nửa số trẻ sơ sinh khởi phát bệnh vàng da nhẹ trong vài ngày đầu sau khi sinh. Vào giai đoạn này, mắt và da của trẻ chuyển sang màu vàng. Trẻ sinh thiếu tháng bị vàng da ở mức độ cao hơn và kéo dài lâu hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nếu trẻ bị vàng da kéo dài, chỉ số Bilirubin (một sắc tố màu vàng trong máu) tăng cao có thể dẫn đến các biến chứng như tổn thương não, điếc và bại não.

Vàng da sơ sinh là hiện tượng phổ biến, nhất là đối với trẻ sinh non

Nguyên nhân của vàng da sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra vì trẻ sơ sinh sản sinh ra lượng Bilirubin cao dẫn đến vàng da sinh lý. Sắc tố mật được tạo ra khi các tế bào hồng cầu phân hủy. Việc loại bỏ Bilirubin khỏi cơ thể do gan đảm nhiệm nhưng khi lượng Bilirubin được tạo ra quá cao, gan không đào thải kịp dẫn tới vàng da ở trẻ sơ sinh.

Vàng da thường xuất hiện sau vài ngày sau sinh và tự hết trong khoảng hai tuần. Vàng da ở trẻ sơ sinh chủ yếu liên quan đến các các vấn đề như nhiễm trùng, máu mẹ và máu trẻ không có sự tương hợp, các hình thức khác của bệnh gan và máu.

Hầu hết, vàng da xuất hiện sau khi mẹ và bé đã xuất viện. Bác sỹ có thể xác định trẻ có bị vàng da hay không vào lần hẹn khám thường một tuần sau sinh.

Bạn có thể kiểm tra bé có bị vàng da hay không bằng cách ấn nhẹ vào trán bé

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải chú ý và đưa bé đến bác sỹ ngay lập tức khi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bé.

Các triệu chứng của vàng da sơ sinh

Dấu hiệu đầu tiên của vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da và vàng mắt thường bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 3 sau sinh.

Để kiểm tra xem em bé của bạn có bị vàng da hay không, bạn ấn nhẹ vào mũi hoặc trán của trẻ sơ sinh. Nếu da em bé xuất hiện màu vàng khi ấn cho thấy con bạn đã bị vàng da nhẹ. Sau khi ấn, nếu da có màu sáng hơn màu da bình thường thì bạn có thể yên tâm. Bạn nên kiểm tra da của bé dưới ánh sáng ban ngày để có thể xác định tốt nhất.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hầu hết các bệnh viện đều tiến hành kiểm tra sức khỏe của em bé trước khi xuất viện nhưng vàng da có thể khởi phát vào 4 hoặc 5 ngày sau sinh.

Khi xuất viện, bác sỹ có thể sẽ hẹn lịch kiểm tra sức khỏe của bé vào khoảng ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau sinh vì đây là giai đoạn nồng độ Bilirubin thường tăng lên.

Tốt nhất bạn nên đưa em bé đến gặp bác sỹ trong vòng 2 ngày sau khi xuất viện để kiểm tra mức độ vàng da của bé.

Ngoài ra, hãy đến gặp bác sỹ ngay khi bạn thấy bé có những triệu chứng dưới đây:

- Da chuyển sang màu vàng hơn so với khi xuất viện;

- Da ở chân, bụng và cánh tay của bé chuyển sang màu vàng;

- Lòng trắng mắt của bé bắt đầu chuyển sang màu vàng;

- Bé quấy khóc, bỏ bú, lừ đừ hoặc ngủ li bì;

- Bé bị vàng da ngay sau khi sinh và kéo dài hơn 3 tuần.

Anh Tuấn H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ