- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Người bệnh đái tháo đường type 2 nên giảm cân ngay khi được chẩn đoán
Lá nguyệt quế có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường thế nào?
Những loại tinh dầu tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Tại sao người bệnh đái tháo đường nên uống trà nhân sâm?
Tuổi tác
Tuổi tác của bà bầu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ mang thai lần đầu tiên sau tuổi 25 có nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn ở những phụ nữ trên 35 tuổi mới mang thai.
Thừa cân
Phụ nữ béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao hơn những phụ nữ có trọng lượng cơ thể bình thường. Vì vậy, để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh đái tháo đường thai kỳ bạn nên kiểm soát cân nặng một cách hợp lý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở những phụ nữ có chỉ số BMI lớn hơn 30.
Tiền đái tháo đường
Ngày càng có nhiều phụ nữ bị tiền đái tháo đường
Ngày nay, có rất nhiều phụ nữ bị tiền đái tháo đường. Tình trạng này làm biến động mức độ insulin trong cơ thể và nó là tiền thân của bệnh đái tháo đường type 2. Do đó, tiền đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai.
Chế độ ăn uống thiếu cân bằng
Cảm giác thèm ăn (nghén) có thể khiến bà bầu ăn không kiểm soát. Điều này làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở bà bầu, từ đó dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Vì sự an toàn của mình và thai nhi, bà bầu nên lên kế hoạch ăn uống lành mạnh, cân bằng trong giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai.
Tiền sử gia đình
Tiền sử gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ. Ví dụ, nếu anh chị em của bà bầu đã từng bị đái tháo đường thì rất có thể bà bầu cũng sẽ mắc đái tháo đường. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sỹ về tiền sử gia đình bạn để họ có thể cho bạn những lời khuyên thích hợp để ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ.
Bình luận của bạn