Tình trạng suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng TP.HCM thấp nhất nước
Trẻ suy dinh dưỡng dễ tăng huyết áp khi trưởng thành
Báo động tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân
Trẻ suy dinh dưỡng có thể sử dụng Kidsmune-New không?
Cho trẻ sử dụng bao nhiêu calcium thì đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, việc bồi bổ nhiều mà trẻ không lớn không có gì đáng ngạc nhiên và “thủ phạm” chính là sự sốt ruột và chăm chút thái quá nhưng không đúng cách của gia đình. Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị: “Tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn còi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do trẻ mắc một bệnh cấp tính nào đó như sốt dịch, viêm đường hô hấp trên, mọc răng, tiêu chảy… Hay có thể do bé ăn nhiều nhưng chưa cân bằng các dưỡng chất, trẻ hấp thu kém, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trẻ quá hiếu động… gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cân nặng. Và sai lầm của nhiều cha mẹ là thấy con ăn nhiều thì tưởng con đã ăn đủ”.
Trong khi đó, chính chế độ ăn cân bằng các dưỡng chất mới quyết định sự tăng trưởng. Trẻ ăn nhiều nhưng thừa dưỡng chất này, thiếu dưỡng chất khác, sẽ vẫn suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tới cân nặng. Trường hợp khác, trẻ hấp thu kém nên dù ăn nhiều cũng khó tăng cân. Nếu tình trạng này để lâu có thể dẫn đến những chuyển biến nguy hiểm hơn như rối loạn tiêu hóa kéo dài, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu… Một số trẻ khác lại bị rối loạn tiêu hóa, trẻ quá hiếu động dẫn đến lượng calo bị đốt cháy quá nhiều… nên khó tăng cân.
Tập cho trẻ ăn các loại thực phẩm để phòng suy dinh dưỡng
Với mỗi một giai đoạn phát triển, cơ thể trẻ sẽ có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu đó, cần cho trẻ ǎn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong ngày vì trẻ nhỏ không thể ǎn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn.
Ngoài chǎm sóc về ǎn uống, đứa trẻ cần được chǎm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống nhiễm khuẩn), chǎm sóc về tâm lý, tình cảm và chǎm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước không sạch để nấu ǎn, tắm giặt cho trẻ, sử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.
Đa phần việc trẻ bị suy dinh dưỡng là do cha mẹ thiếu hụt kiến thức dinh dưỡng, không biết sàng lọc thông tin, dẫn đến việc áp dụng nhiều kinh nghiệm sai hoặc không phù hợp với con mình. Bác sỹ Phạm Thị Thục – Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Nhi cho rằng: “Ngoài yếu tố lượng và chất của thực phẩm đưa vào, cha mẹ cần chú ý đến thể trạng hệ tiêu hóa riêng của trẻ. Mỗi bé có một vấn đề khác nhau, không thể theo các tư vấn chung chung mà áp dụng vào con mình. Đường tiêu hóa hấp thu được thì dinh dưỡng mới vào cơ thể, còn không hấp thu được sẽ bị đào thải ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên việc tiếp nhận quá nhiều chất bổ có thể làm cho cơ quan tiêu hóa làm việc quá tải, mệt mỏi và yếu đi. Khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả sẽ dẫn đến trẻ ăn không tiêu, gây chậm lớn hoặc rối loạn tiêu hóa”.
Ngoài ra, sự kết hợp các loại thực phẩm, chế biến thực phẩm đúng cách, lựa chọn các thực phẩm sạch cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển toàn diện thể chất và trí tuệ của trẻ.
- Cho trẻ uống sữa, mỗi ngày khoảng 500 - 800ml, nếu trẻ ăn tốt nên cho trẻ dùng thêm các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…
- Nên cho trẻ ăn no vào bữa sáng để đảm bảo năng lượng hoạt động, hạn chế quà vặt vỉa hè, bánh kẹo, nước giải khát nhiều đường.
- Tăng cường cho trẻ ăn rau củ quả để cân bằng vi chất, tránh táo bón, kích thích tăng cân.
- Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một loại nhất định sẽ làm trẻ bị thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết.
- Uống nhiều nước lọc sẽ giúp vận chuyển dinh dưỡng tốt hơn, giúp bé lên cân.
Bình luận của bạn