Trẻ nhỏ bị thâm quầng dưới mắt do đâu?

Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị thâm quầng mắt kéo dài

10 cách đánh bay quầng thâm mắt bằng khoai tây

Nguyên nhân và cách điều trị mắt thâm quầng

Ai cũng biết đắp túi trà giảm thâm mắt, nhưng nên dùng loại trà nào?

Trẻ nhỏ bị ngạt mũi có nên dùng thuốc thông mũi?

Tiến sỹ Barton D. Schmitt - Giám đốc các dịch vụ tư vấn tổng quát tại Bệnh viện Nhi ở Denver (Mỹ) và là tác giả cuốn sách "Your Child's Health", trả lời:

Chào bạn!

Quầng thâm dưới mắt nhìn chung không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ có sức khỏe kém hoặc bị rối loạn giấc ngủ. Trong thực tế, nguyên nhân phổ biến gây ra quầng thâm ở mắt là ngạt mũi. Khi mũi bị tắc nghẽn, tĩnh mạch xung quanh mắt mở rộng và sẫm màu hơn. Thông thường, nếu bạn điều trị ngạt mũi thì quầng thâm ở mắt sẽ biến mất.  

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi là dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng.

Dị ứng gây thâm quầng mắt là do nó có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn tiết ra histamine – chất làm các mạch máu giãn ra.

Thêm vào đó da dưới mắt của chúng ta mỏng hơn rất nhiều so với da ở các vùng khác, do đó, sẽ dễ nhìn thấy các mạch máu bị giãn ra hơn. Ngoài da, dị ứng gây ngứa ngáy khiến trẻ phải dụi mắt và gãi vùng da xung quanh mắt. Điều này làm quầng thâm ở mắt đậm màu hơn. Quầng thâm mắt cũng có thể do nhiễm trùng xoang mạn tính, cảm lạnh tái phát hoặc do trẻ thường xuyên thở bằng miệng do bị viêm amidan.

Khi thấy trẻ có quầng thâm ở mắt, trước hết phải quan sát và theo dõi trẻ có biểu hiện gì khác thường không, nếu trẻ ăn uống, vui chơi bình thường, lên cân tốt thì không đáng ngại. Ngược lại, nếu thấy trẻ bị quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài, kèm theo các triệu chứng chán ăn, ngủ kém thì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ chuyên khoa nhi để được khám và điều trị kịp thời.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Parents)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị