- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra nhiều căn bệnh khác
Hay ngồi phòng điều hòa làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng
Chớ coi thường khi bị viêm mũi dị ứng kéo dài
Có nên dùng sáp dưỡng ẩm bôi xung quanh lỗ mũi để phòng viêm mũi dị ứng?
Cách đơn giản phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là gì?
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Võ Công Minh – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, viêm mũi dị ứng thuộc nhóm bệnh dị ứng bao gồm hen suyễn, mề đay, chàm…
Các tác nhân có thể gây dị ứng có thể gặp ở mọi nơi như: Bụi, khói, lông, tơ, phấn hoa, nhiệt độ, độ ẩm, gió lạnh, thậm chí một vài loại thực phẩm cũng có thể gây dị ứng (như sữa, trứng, các loại hải sản)…
Ở những người bị viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với những thành phần có vẻ như vô hại (với người khác), gây ra phản ứng viêm và kích thích gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ bề mặt mũi, các xoang và mắt.
Viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Theo healthline – website về thông tin y tế sức khỏe của Mỹ, có khoảng 10 đến 30% dân số thế giới bị viêm mũi dị ứng.
Những tác nhân có thể gây viêm mũi dị ứng
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng
Khi gặp các tác nhân có thể gây dị ứng, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamine – chất này sẽ gây ra viêm mũi dị ứng.
Lúc này, cơ thể sẽ có các biểu hiện như:
- Hắt hơi;
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi;
- Ngứa mũi;
- Ho;
- Đau họng;
- Đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, quầng thâm dưới mắt;
- Đau đầu thường xuyên;
- Da khô, ngứa, phát ban;
- Mệt mỏi.
Người bệnh sẽ cảm thấy một hoặc nhiều triệu chứng này ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Một số triệu chứng như đau đầu và mệt mỏi chỉ có thể xảy ra sau khi tiếp xúc lâu dài với chất gây dị ứng. Một số người bị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng trong một vài tuần, nhưng nhiều người khác thậm chí bị cả năm liền.
Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng gì?
Viêm mũi dị ứng kéo dài, không điều trị có thể để lại biến chứng nguy hiểm như: Viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, suy giảm thị lực, hen suyễn.
Viêm xoang: Khi bị viêm mũi dị ứng, dịch mũi tồn đọng tạo thành các ổ viêm, gây tắc nghẽn các xoang, tăng nguy cơ viêm xoang.
Viêm họng: Dịch mũi chảy xuống họng, cộng với vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào miệng nếu bệnh nhân bị ngạt mũi thở bằng miệng, gây viêm họng.
Viêm thanh quản: Ho nhiều, virus, vi khuẩn tấn công cũng là nguyên nhân gây viêm thanh quản ở người bị viêm mũi dị ứng.
Viêm tai giữa: Các ổ viêm nhiễm trong hốc mũi, xoang dễ lan đến tai, gây viêm tai giữa.
Suy giảm thị lực: Ngoài ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, người bệnh cũng dễ bị đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt. Gãi hay dụi mắt nhiều có thể làm xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.
Hen suyễn: Người bị viêm mũi dị ứng kéo dài có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn người khác. Nếu bị viêm mũi dị ứng không điều trị có thể khiến cơn hen bùng phát.
Theo Bản tin y tế của trường Đại học Harvard (Mỹ), có khoảng 20% đến 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng cũng bị hen.
Bị viêm mũi dị ứng nên làm gì?
Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất mà người bị viêm mũi dị ứng cần nhớ là khi có dấu hiệu của bệnh, cần tránh xa các yếu tố có thể gây dị ứng.
Thứ hai là vệ sinh mũi họng sạch, tránh để virus, vi khuẩn gây hại phát triển.
Trong trường hợp bị viêm mũi dị ứng nặng cần phải dùng thuốc để giảm triệu chứng, lưu ý chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp bội nhiễm. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ.
Theo Trung tâm Sức khỏe bổ sung và hội nhập của Mỹ (NCCIH), một số phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng:
- Châm cứu;
- Dùng nước muối;
- Dùng mật ong;
- Bổ sung probiotic.
Ngoài ra, người bệnh viêm mũi dị ứng cũng có thể sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên kết hợp với các hoạt chất sinh học hiện đại, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Vân Anh H+
Bình luận của bạn