Viện Huyết học phổ biến kiến thức về an toàn dùng thuốc cho bệnh nhi

TS.BS Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học phát biểu tại chương trình - Ảnh: Viện Huyết học

Viện Huyết học hỗ trợ BV Đà Nẵng thực hiện ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên

Viện Huyết học tiếp nhận lượng máu cao kỷ lục trong năm 2022

Lần đầu tiên sinh mổ thành công tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương

Đại diện Ban lãnh đạo viện có TS.BS Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và lãnh đạo các đơn vị lâm sàng cùng hơn 100 người nhà bệnh nhi đã tham dự chương trình.

Trong chương trình đã đưa ra một số nội dung cần lưu ý về an toàn trong chăm sóc và sử dụng thuốc cho bệnh nhi. Cụ thể:

 

Đối với an toàn trong chăm sóc bệnh nhi

- Trong khi trẻ đang được hoá trị liệu và trong 48h sau đó, người chăm sóc cần đeo găng tay khi xử lí nước tiểu, phân, chất nôn.

- Đeo găng tay khi giặt quần áo, đồ lót gường, không giặt chung với quần áo người khác.

- Người chăm sóc cần biết tên của các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng, chia sẻ thông tin với bất cứ ai liên quan đến việc chăm sóc trẻ.

- Trao đổi với bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ trước khi sử dụng bất kì thuốc, thảo dược hoặc các thuốc không kê đơn.

Đối với việc tuân thủ điều trị

- Tuân thủ tuyệt đối sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ điều trị.

- Tuân thủ tuyệt đối lịch tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ điều trị.

- Nếu trẻ nôn trong vòng 30 phút sau khi uống 1 liều, hãy uống lại, nếu nôn sau 30 phút, không được uống lại.

- Trường hợp khi bị nhỡ (quên) 1 liều: Bỏ qua liều đã quên, uống thuốc bình thường theo lịch, không bao giờ được gộp 2 liều vào uống 1 lần.

Liên quan đến các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, KTYCKI. Bùi Thị Vân Nga, Trưởng khoa Vi sinh chỉ ra thực trạng khoa Bệnh máu trẻ em đang có tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết đứng thứ 2 trong các đơn vị lâm sàng tại Viện.

KTYCKI. Bùi Thị Vân Nga, Trưởng khoa Vi sinh chia sẻ kiến thức về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh: Viện Huyết học

KTYCKI. Bùi Thị Vân Nga, Trưởng khoa Vi sinh chia sẻ kiến thức về nhiễm khuẩn huyết - Ảnh: Viện Huyết học

Tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong, gây nên các biến chứng, mất nhiều thời gian điều trị; Làm tăng mức sử dụng kháng sinh, xảy ra tình trạng kháng thuốc, tốn kém chi phí và trở thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình cũng như các cơ sở y tế.

Trong chuỗi nhiễm trùng, các con đường lây truyền bệnh có thể qua tiếp xúc, qua giọt bắn li ti, qua đường không khí. Rửa tay là yếu tố hàng đầu để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Vì vậy người bệnh, người chăm sóc nên rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt tại các thời điểm: Sau khi hắt hơi, ho; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, sau khi tiếp xúc với dịch tiết mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; trước các bữa ăn; Trước và trong khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật và sau khi đi vệ sinh.

Lê Tuyết (Theo Vienhuyethoc.vn)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội